Trong
quá trình đổi mới, Đảng ta đã có bước tiến mới về thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, trong việc chuẩn bị các quyết định của
Đảng, bầu cử cấp ủy và đánh giá, đề bạt cán bộ. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng
không ít cá nhân lợi dụng chính nguyên tắc tập trung dân chủ để cố tình thực
hiện sai nguyên tắc, lợi dụng yếu tố tập trung để thâu tóm quyền lực; nhiều cán
bộ, đảng viên đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó có
cả đảng viên là cán bộ cấp cao. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Một trong những nguyên nhân
là do nguyên tắc tập trung dân chủ có nội dung chi phối rất rộng và khá trừu
tượng, khó nắm bắt; hơn nữa, mỗi lĩnh vực, mỗi mặt công tác, hoạt động xây dựng
Đảng lại có những yêu cầu cụ thể riêng. Mặc dù gần đây, Đảng ta đã có nhiều văn
bản quy định, hướng dẫn, trong đó cụ thể hóa cách tiến hành theo nguyên tắc tập
trung dân chủ; nhưng vẫn còn không ít lĩnh vực, mặt công tác chưa có được những
quy định cụ thể như vậy; hoặc, có quy định nhưng vẫn chưa đủ rõ, tức là chưa có
những quy định có tính hệ thống về cách thức thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ trong Đảng. Thực tế đó cho thấy, để các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán
bộ, đảng viên của Đảng thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; đồng thời,
ngăn ngừa, hạn chế tình trạng cán bộ, đảng viên vi phạm nguyên tắc tập trung
dân chủ, thì rất cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả
nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng hiện nay.
Theo
cách hiểu thông thường, cơ chế là “cách thức theo đó một quá
trình thực hiện”. Khái niệm cơ chế được dùng từ lâu trong khoa
học tự nhiên, kỹ thuật, như cơ chế quang hợp của cây xanh, cơ chế hoạt động của
máy phát điện... Ngày nay, khái niệm cơ chế được sử dụng trong
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể thấy, cơ chế là
những quy định về cách thức tiến hành hoạt động nào đó trong xã hội, trong tổ
chức. Cơ chế do tổ chức, con người đặt ra nhưng lại quy định về hoạt động của
tổ chức, con người; do vậy, cơ chế có thể đúng và có thể sai, phù hợp hoặc
không phù hợp, tiến bộ hay lạc hậu. Cơ chế có nhiều cấp độ, từ đơn giản đến
phức tạp. Ở cấp độ cao, cơ chế còn bao gồm cả quan điểm chính trị - xã hội, các
quy phạm pháp luật, các quy định, quy chế, quy tắc, quy trình cụ thể trong từng
tổ chức, từng công việc.
Từ
nhận thức về khái niệm cơ chế như vậy, cho thấy: Cơ chế thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là hệ thống những quy định về cách thức
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Vì cơ chế thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng bao gồm những quy định về cách
thức thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; do đó, xây dựng cơ chế
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng thực chất là xây dựng hệ
thống các quy định về cách thức thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
Đảng. Xây dựng tốt cơ chế thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng tức
là xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định chỉ rõ cách thức thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng, sẽ vừa hướng dẫn cho
các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng thực hiện đúng
nguyên tắc này, vừa ngăn ngừa tình trạng tùy tiện, lúng túng, cố tình làm sai,
bóp méo trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ chế thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ càng được hoàn thiện, rõ ràng, sẽ càng bảo đảm thực hiện
có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
HAIVAN
14.
Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng hiện nay
Cơ
chế bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng là
loại cơ chế chính trị cấp độ cao, bao gồm cả quan điểm chính trị, các quy định,
quy chế, quy trình cụ thể trong từng tổ chức, từng công việc của Đảng, để bảo
đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong toàn Đảng.
Để
xác định nội dung cơ chế thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ
trong Đảng, cần nhận thức rõ phạm vi thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
trong Đảng. Có thể chia ra các lĩnh vực chính trong thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ, như thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ
chức của Đảng; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động lãnh đạo;
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng; thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ trong các mặt công tác xây dựng Đảng khác.
Thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức của Đảng.
Công
tác tổ chức là một trong các mặt công tác xây dựng Đảng, nhưng do nguyên tắc
tập trung dân chủ trước hết là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng và do tính
chất quan trọng của công tác tổ chức, nên cần tách ra thành một lĩnh vực chi
phối chính của nguyên tắc tập trung dân chủ. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ trong công tác tổ chức của Đảng bao gồm: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ trong thiết kế mô hình tổ chức của Đảng, trong mối quan hệ giữa các tổ chức
trong Đảng, giữa đảng viên với tổ chức; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
trong bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ
trong xây dựng và tuân thủ quy chế làm việc của các cấp ủy, tổ chức đảng; thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong thành lập tổ chức mới, kiện toàn, đổi
mới tổ chức...
Thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động lãnh đạo, gồm
các khâu: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quy trình ban hành nghị
quyết, quyết định lãnh đạo; chế độ thảo luận, ra quyết định, bảo lưu ý kiến
thiểu số; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong chấp hành nghị quyết,
như chế độ chấp hành, chế độ trách nhiệm, chế độ kiểm tra, giám sát; thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ trong thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách...
Thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng, gồm
các nội dung: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tự phê bình và phê
bình; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong đại hội đảng, trong sinh
hoạt cấp ủy, chi bộ; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong thực hiện
quyền và trách nhiệm của đảng viên; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
thực hiện bầu cử trong Đảng; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong thực
hiện chế độ báo cáo, thông báo trong Đảng...
Thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong các mặt công tác xây dựng Đảng, gồm
các phương diện: Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công
tác lý luận, như mối quan hệ giữa chấp hành nghị quyết với yêu cầu sáng tạo,
đổi mới trong nghiên cứu lý luận; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
công tác tuyên truyền, cổ động; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
công tác văn hóa, văn nghệ, trong xử lý mối quan hệ giữa chấp hành nghị quyết,
phục vụ đường lối, chủ trương của Đảng với đòi hỏi sự sáng tạo của văn hóa, văn
nghệ; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong các khâu của công tác cán
bộ, như đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, kỷ luật, chính
sách cán bộ...; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác đảng
viên, như kết nạp đảng viên, đánh giá đảng viên, kỷ luật đảng viên...; thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật;
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác dân vận; thực hiện nguyên
tắc tập trung dân chủ trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ...
Sự
phân chia nêu trên là cần thiết để nhận thức rõ hơn về nguyên tắc tập trung dân
chủ trong Đảng và có cơ sở để xác định nội dung cơ chế cần xây dựng, hoàn thiện
nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Tuy
nhiên, sự phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối, vì trong thực hiện các
hoạt động lãnh đạo, sinh hoạt nội bộ và các mặt công tác xây dựng Đảng luôn có
sự đan xen nhau.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét