ngại học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay chủ
yếu do người học chưa xác định được mục tiêu, động cơ học tập lý luận chính
trị; chưa nhận thức được tầm quan trọng của lý luận chính trị và học tập lý
luận chính trị. Bên cạnh đó, một số nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng,
tập huấn chậm được đổi mới, bổ sung, cập nhật, còn trùng lặp, thiếu hấp dẫn,
không thiết thực. Hình thức giáo dục, học tập lý luận chính trị một số nơi chưa
phong phú, chưa đa dạng; tổ chức học tập chưa phù hợp. Phương pháp giảng dạy
của giáo viên còn hạn chế, nặng về truyền đạt tri thức, chưa phát huy được tính
tích cực, sáng tạo của học viên. Do đó, khắc phục tình trạng lười học, ngại học
tập lý luận chính trị ở một bộ phận cán bộ, đảng viên cần triển khai thực hiện
một số giải pháp sau:
Một
là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và cán bộ, đảng viên.
Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của đội ngũ
cán bộ, đảng viên chưa cao là nguyên nhân của tình trạng lười học tập lý luận
chính trị. Do đó, cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền để các
cấp ủy, tổ chức đảng và nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên nhận thức rõ
việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận là quyền lợi và trách nhiệm
của mình; coi đó là nhu cầu tự thân, việc làm thường xuyên, liên tục, bền bỉ
suốt cuộc đời, không bao giờ là đủ. Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên ở các cơ
quan, đơn vị nhận thức rõ vai trò quan trọng của lý luận trong nâng cao năng
lực, trình độ và phương pháp tư duy, năng lực lãnh đạo, để từ đó xây dựng động
cơ, ý thức, trách nhiệm trong học tập lý luận chính trị. Cần lựa chọn nội dung,
thời gian, hình thức bồi dưỡng phù hợp cho từng cấp, từng đối tượng. Kiên quyết
đấu tranh, khắc phục triệt để cách nhìn nhận học lý luận chính trị vì lý do
thăng tiến, để được đề bạt, bổ nhiệm.
Hai
là, coi trọng hơn nữa việc đào
tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo
viên, tuyên truyền viên các cấp.
Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên là người
trực tiếp tương tác, truyền thụ thông tin, kiến thức, truyền cảm hứng và gợi mở
cho cán bộ, đảng viên, học viên. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công
tác này có phẩm chất đạo đức và tài năng, thực sự là tấm gương “tự học và sáng
tạo”, am tường lý luận sâu sắc, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực sư
phạm tốt, phương pháp truyền đạt hấp dẫn, cuốn hút người học sẽ góp phần khắc
phục bệnh lười học, ngại học lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên.
Ba
là, cấp ủy các cấp duy trì thực hiện nghiêm quy định,
chế độ học tập lý luận chính trị hằng năm cho cán bộ, đảng
viên.
Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng yêu cầu: “Có kế hoạch học tập,
bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên
gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng,
từng cấp, từng ngành, từng địa phương”. Theo đó, cấp ủy các cấp phải duy trì và
thực hiện đúng các quy định, chế độ về học tập lý luận chính trị trong Đảng,
phải coi đó là nghĩa vụ đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định
thành chế độ để mọi người tự giác thực hiện nghiêm túc. Đưa chế độ tự học tập,
nghiên cứu lý luận chính trị thành tiêu chí bắt buộc trong hoạt động của cán
bộ, đảng viên; phòng, chống triệt để tình trạng lười học, ngại học tập lý luận
chính trị. Phát huy vai trò nêu gương học tập lý luận chính trị của người đứng
đầu, của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Bốn
là, phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi cán bộ,
đảng viên trong tự học tập, tự nghiên cứu lý luận chính trị.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Học hỏi là một việc
phải tiếp tục suốt đời... Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết
rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng
ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Do đó, mỗi cán
bộ, đảng viên phải thấm nhuần lời dạy đó của Người, thường xuyên học tập, trau
đồi phẩm chất đạo đức chính trị, gắn việc học lý luận với thực tiễn công việc
hằng ngày. Mỗi cán bộ, đảng viên cần dành thời gian nghiên cứu, thu hoạch các
tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Gắn những
tri thức thu được vào thực tiễn cuộc sống, vào nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị,
tránh lý luận suông. Mỗi cán bộ, đảng viên cần khiêm tốn học hỏi, chống tự cao,
tự đại, thỏa mãn với những kiến thức đã có. Trong học tập, nghiên cứu lý luận
chính trị cần tránh giáo điều, tiếp thu lý luận một cách máy móc “kinh viện”,
không biết vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời, phải tránh chủ
nghĩa kinh nghiệm, tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm, coi nhẹ, phủ nhận vai
trò của lý luận. Gắn việc tự học, tự nghiên cứu với tích cực, chủ động đấu
tranh, phê phán với các quan điểm sai trái, thù địch để làm thất bại mọi âm
mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và
bất mãn chính trị hiện nay.
Năm
là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá;
lấy kết quả học tập lý luận chính trị làm thước đo để đánh giá, xếp loại cán
bộ, đảng viên.
Các
cấp ủy, tổ chức đảng ở các cơ quan, đơn vị cần tăng cường kiểm tra và quản lý
chặt chẽ chất lượng học tập lý luận chính trị, quán triệt triển khai các nghị
quyết của Đảng bảo đảm nền nếp, thực chất, hiệu quả thiết thực. Thông qua công
tác kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương những tổ chức đảng và cán bộ, đảng
viên gương mẫu thực hiện nghiêm, chấp hành tốt việc học tập lý luận chính trị.
Đồng thời, phê bình, nhắc nhở nghiêm khắc đối với các tổ chức đảng, cán bộ,
đảng viên có biểu hiện lơ là, chưa nghiêm túc, vi phạm quy chế, kỷ luật, kỷ
cương trong học tập lý luận chính trị. Căn cứ vào ý thức, thái độ, trách nhiệm
và kết quả học tập lý luận chính trị để đánh giá, xếp loại, phân loại cán bộ,
đảng viên và bình xét thi đua khen thưởng hằng năm thực chất, hiệu quả, không
hình thức.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét