Thực
tiễn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong những năm qua cho thấy, các
cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đã có nhiều cố gắng trong việc thể
chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách; xác định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của cấp ủy, tập
thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và của mỗi cá nhân, nhất là đối với người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền để thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và kết quả
bước đầu đạt được, việc cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách, nhất là việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền với tập thể cấp ủy, ban lãnh đạo cơ quan, đơn vị vẫn chưa
thật rõ ràng và còn những hạn chế, bất cập. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của mỗi địa phương,
cơ quan, đơn vị; có vai trò “là thủ lĩnh”, là “đầu tàu” để dẫn dắt, truyền cảm
hứng và lôi cuốn đối với tập thể cấp ủy, lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, đảng viên,
nhưng người đứng đầu cũng chỉ là một thành viên dự họp và khi biểu quyết cũng
chỉ có một phiếu như các thành viên khác.
Trong
thực tế, cũng có không ít cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đơn vị hành chính
chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Một
mặt, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu thiếu gương mẫu, uy
tín thấp, phẩm chất, năng lực chưa ngang tầm nhiệm vụ, nói nhiều làm ít, nói
không đi đôi với làm, quan liêu, xa dân, độc đoán, chuyên quyền, cá nhân chủ
nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, nhưng không
được tập thể theo dõi, giám sát, giúp đỡ kịp thời, dẫn đến vi phạm nguyên tắc
tổ chức và các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm suy
giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Mặt khác, cũng
do chưa cụ thể hóa và phân định thật rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng
đầu nên còn có sự lúng túng giữa thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể và cá nhân
trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở nhiều nơi. Cũng có nơi
đã xảy ra sai phạm do nhầm lẫn giữa thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu
cấp ủy (thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định theo
đa số) với người đứng đầu cơ quan, đơn vị (thực hiện nguyên
tắc thủ trưởng quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó), nhất
là đối với những đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn
vị. Vì thế, nhiều nơi có biểu hiện là, khi địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị
có ưu điểm, thành tích thì ai cũng thấy có công lao, thành tích của mình đóng
góp ở trong đó; nhưng khi có sai lầm, khuyết điểm, thậm chí để xảy ra sai phạm,
thì không xác định được trách nhiệm của tập thể và cá nhân đến đâu, nhất là của
người đứng đầu; và cuối cùng là đổ cho nguyên nhân khách quan và lỗi chung của
tập thể, mà không có cá nhân nào chịu trách nhiệm.
Cũng
không ít nơi còn biểu hiện dân chủ xuôi chiều, dân chủ hình thức, ý kiến phát
biểu của các thành viên lãnh đạo chủ yếu dựa theo ý kiến của người đứng đầu,
theo kiểu “gió chiều nào che chiều ấy”. Đây thực chất là thông qua cơ chế dân
chủ của tập thể để hợp thức hóa ý chí áp đặt và sự chỉ đạo của người đứng đầu
cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị. Vì vậy, trong công tác đề bạt, bổ nhiệm
cán bộ, đã xảy ra không ít trường hợp là, mặc dù thực hiện “đúng quy trình”
nhưng vẫn không lựa chọn được đúng người, đúng việc, trong khi đó có một số
trường hợp được bổ nhiệm “thần tốc” lại là con, em, người thân của cán bộ lãnh
đạo, nhất là người đứng đầu, nên đã gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân. Thực trạng trên có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có
nguyên nhân chủ quan là việc cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách và việc phân định chưa thật rõ ràng trách nhiệm của
người đứng đầu trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị;
chưa phát huy đúng mức vai trò của cá nhân trong tập thể.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét