Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

CÙNG NHAU NHỚ TÊN CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA TA ĐANG QUẢN LÝ

Hiện nay Hải Quân Việt Nam đang Quản lý 21 đảo trên Quần đảo Trường Sa, bao gồm 9 Đảo nổi và 12 Đảo chìm tổng cộng có 33 điểm đóng quân (có đảo 1 điểm, có đảo 2 điểm, có đảo 3 điểm đóng quân). Để giúp mọi người biết nhớ tên các đảo trên Quần đảo Trường Sa ta đang quản lý, tôi xin đăng bài: Tên các Đảo thuộc Quần đảo Trường Sa ta đang quản lý. Nhiều người chưa thuộc hết tên Đảo chìm, đảo nổi cho nên hay nhầm Đảo chìm còn gọi Đá ngầm Nước lên đảo ngập, như trầm mình thôi Đảo nổi thì đã rõ rồi Nước lên như mảng bè trôi xa mờ Vào gần trông thật nên thơ Cây xanh che phủ, nhấp nhô mái nhà Thưa rằng Quần đảo Trường Sa Có 9 đảo nổi, chìm là 12 Tôi xin tóm tắt thành bài Tên 21 đảo để ai cũng tường 9 ĐẢO NỔI Trường Sa thị trấn mến thương Là đảo lớn nhất có đường tầu bay Song Tử Tây lớn thứ hai Nam Yết không rộng, nhưng dài, thứ ba Sinh Tồn gần với Sơn Ca Sinh Tồn Đông tiếp theo là Phan Vinh Trường Sa Đông nhỏ mà xinh Phía Nam có mỗi một mình An Bang. 12 ĐẢO CHÌM Phía Bắc có đảo Đá Nam Đá Lớn 3 điểm luồng làm khá to Tầu vào neo đậu trong hồ Mặc cho bão lớn sóng xô thế nào Đá Thị, Cô Lin, Len Đao Mỗi đảo một điểm thảo nào giống nhau* Tốc Tan ba điểm từ đầu Hồ to, luồng rộng tầu vào tự do Núi Le hai điểm, có hồ Nhưng Luồng chưa có để cho tầu vào Tiên Nữ tên đẹp làm sao Nằm xa bờ nhất, ngọn sào phía đông Đá Tây bạn có biết không Nơi Bộ Thủy Sản nuôi trồng cá tôm Cùng 3 điểm đảo sớm hôm Tầu bè qua lại vui hơn ở bờ Đá Đông tròn rộng, có hồ Nhưng luồng hơi hẹp, ra vô hơi phiền Thuyền Chài ai đã đặt tên Hình như tại giống con thuyền hay chăng Còn một đảo nữa thưa rằng Là đảo Đá Lát ở đằng phía Tây Từ bờ ra tới đảo này Tầu ra thăm đảo, một ngày tới nơi . Hải Đăng st

Việt Nam thực hiện tốt quyền con người trong chống dịch COVID 19



Với quyết tâm chính trị: Chống dịch như chống giặc, vừa qua, toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị đã thực hiện rất tốt việc phòng, chống dịch COVI 19, đến nay, gần như chúng ta đã chiến thắng được đại dịch. Việc chúng ta khống chế được dịnh bệnh có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là chúng ta đã thực hiện tốt quyền con người, quan tâm hết mức đến con người trong thời gian qua.
Quyền con người (nhân quyền) là một nội dung và là một mục tiêu quan trọng của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: Cho dù đất nước được tự do, độc lập, nhưng nhân dân vẫn đói khổ thì tự do, độc lập ấy trả có ý nghĩa gì. Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng ta từ khi thành lập cho đến nay luôn thực hiện tốt vấn đề quyền con người, coi con người là trung tâm của sự nghiệp cách mạng, phấn đấu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, phát triển toàn diện con người, bảo đảm con người có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ, phát triển toàn diện, cuộc sống người dân ngày càng nâng cao. Trong từng giai đoạn lịch sử, đặc biệt trong chống dịch COVID 19 vừa qua, Đảng Nhà nước ta đều đặt vấn đề con người lên hàng đầu. Như thủ tướng chính phủ đã nói: Có thể hy sinh một số quyền lợi về kinh tế nhưng tất cả phải vì sức khoẻ, tính mạng của nhân dân. Quan điểm đó đã lay động đến tận tâm can mỗi người dân, cho nên khi sảy ra dịch bệnh, cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân vào cuộc với những biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập dịch rất nhanh chóng, hiệu quả. Cùng với ý thức của người dân (ý thức con người mới XHCN) chúng ta đã nhanh chóng khống chế được dịch bệnh. Đây chính là minh chứng quyền con người ở Việt Nam được kiểm chứng và toả sáng trong thời điểm vừa qua.

Phát huy chủ nghiã yêu nước Việt Nam, nâng cao bản lĩnh, ý thức chính trị trong phòng, chống dịch COVID 19



Với quyết tâm chính trị: Chống dịch như chống giặc, vừa qua, toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị đã thực hiện rất tốt việc phòng, chống dịch COVI 19, đến nay, gần như chúng ta đã chiến thắng được đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan, lơ là mất cảnh giác, mà ở thời điểm hiện nay chúng ta phải phát huy hơn nữa mọi nhân tố để chống dịch, đặc biệt là nhân tố tinh thần. Bởi vì hiện nay, tuy chúng ta đã khống chế được dịch nhưng ở nhiều nước trên thế giới, dịch vẫn còn bùng phát, lây lan, trong điều kiện chúng ta hội nhập rất sâu rộng kinh tế- xã hội với quốc tế. Mặt khác, tuy đã khống chế được dịch, xã hội gần như hoạt động trở lại bình thường, nhưng việc phòng chống dịch vẫn phải tiến hành, cho nên chúng ta vẫn phải duy trì nghiêm mọi quy định trong chống dịch. Nếu như trong cách ly xã hội, việc duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống dịch đã rất khó khăn, thì trong thời điểm hiện nay việc thực hiện các biện pháp trong phòng chống dịch sẽ khó khăn gấp bội phần.  Như vậy để không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội chúng ta cần phải phát huy hơn nữa bản lĩnh, trí tuệ, ý thức chính trị con người Việt Nam. Đây có thể nói là yếu tố rất quan trọng trong thời điểm hiện nay. Bởi vì, những yếu tố này nghiêng về phần tự giác nhiều hơn là các quy định. Nếu mỗi người không có tính tự giác, cho dù các quy định có nghiêm túc bao nhiêu thì cũng rất khó khăn cho việc kiểm soát phòng, chống dịch của từng cá nhân trong thời điểm hiện nay.

Việt Nam thực hiện tốt vấn đề nhân quyền



Thời gian vừa qua, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã đẩy mạnh chống phá ta bằng nhiều hình thức  biện pháp, trong đó hết lời rêu rao là Việt nam vi phạm nghiêm trọng vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên chỉ qua đợt chống dịch COVID- 19 vừa qua ở Việt Nam đã phủ nhận hoàn toàn những sự bịa đặt đó.
Với chủ trương của Việt nam: Chống dịch như chống giặc, khi xuất hiện dịch COVID 19, cả hệ thống chính trị và người dân ở Việt Nam bước vào chống dịch với ý thức chính trị cao độ, đến nay đã khống chế được dịch bệnh. Vấn đề đáng chú ý là trong chống dịch COVID 19 ở Việt Nam, mọi người dân Việt Nam đều được đối xử như nhau, không ai bị bỏ lại phía sau, mọi chi phí trong điều trị chống dịch đều miễn phí. Và điều đặc biệt hơn là, với hơn 300 ca dương tính với COVID 19, hiện nay ở Việt Nam chưa có ca nào tử vong. Đó chính là minh chứng rằng ở Việt Nam luôn quan tâm đến con người, bằng bất cứ giá nào cũng phải cứu sống con người. Qua chống dịch COVID 19 ở Việt Nam một lần nữa hoàn toàn bác bỏ quan điểm cho rằng: Ở Việt Nam không có nhân quyền.

Yếu tố chính trị, tinh thần ở Việt Nam trong chống dịch COVID- 19



Với quyết tâm chính trị: Có thể hy sinh một số quyền lợi kinh tế nhưng phải bảo đảm sức khoẻ, tính mạng của nhân dân, đó chính là lời hiệu triệu của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong chống dịch COVID- 19 vừa qua.
Quan điểm trên chính là minh chứng cho tính ưu việt của chế độ dân chủ XHCN, chế độ vì con người XHCN, mà gói gọn lại đó là yếu tố chính trị, tinh thần XHCN ở Việt Nam- chế độ vì dân. Khi yếu tố chính trị tinh thần đã được chuyển hoá thành vật chất thì nó sẽ thâm nhập rất nhanh vào thực tiễn. Yếu tố chính trị tinh thần XHCN ở Việt Nam trong chống dịch COVID 19 chính là như vậy, khi có chỉ thị chống dịch COVID 19 của chính phủ, mọi người dân Việt nam, với ý chí quyết tâm cao đã nhanh chóng bước vào chống dịch và chấp hành rất nghiêm túc mọi quy định. Chính vì vậy cùng với những nội dung biện pháp của chính quyền, kết hợp với yếu tố tự giác, trách nhiệm cao của người dân đã làm nên chiến thắng đại dịch COVID 19 vừa qua ở Việt Nam. Trong khi trên thế giới có nhiều nước khi có dịch COVID 19 cũng đã nhanh chóng vào cuộc, với nhiều biện pháp nghiêm minh và những gói hỗ trợ kinh tế kích cầu kinh tế rất lớn nhưng do ý thức trách nhiệm người dân chưa cao cho nên đến nay vẫn lay hoay với dịch bệnh.
Hơn lúc nào hết chúng ta phải phát huy hết mức chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quật cuờng của dân tộc để có được ý thức trách nhiệm cao trong thời điểm hiện nay.

Các dân tộc Việt nam là một



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Tuy nguồn gốc hình thành các dân tộc khác nhau, có dân tộc hình thành tại chỗ, có dân tộc di cư từ ngước ngoài, nhưng các dân tộc luôn sác định như anh em một nhà, như cây một gốc…
Vì sao các dân tộc ở Việt nam đoàn kết, có nhiều lý do, trong đó có ba lý do căn bản sau đây:
Trước hết, do yêu cầu chống giặc ngoại xâm và chống trọi với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Khi có giặc ngoại xâm và sự khắc nghiệt của thiên nhiên các dân tộc Việt nam phải đoàn kết mới tồn tại và phát triển cho đến ngày nay
Thứ hai, do con người Việt nam cũng như con người ở Đông nam Á và ở Châu Á nặng về tình cảm hơn là năng về lý trí so với người ở các khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên như vậy chưa đủ, mà con người Việt Nam, những người được hình thành tại chỗ (gốc Việt) có sẵn bản tính là nhân hậu, nhân nghĩa, yêu nước, tôn trọng, thủy chung, son sắt, thông minh, chịu thương, chịu khó. Khi các tộc người nơi khác di cư đến, trải qua quá trình quan hệ, những đức tính tốt đẹp của người Việt gốc đã được họ tiếp thu, dần dần họ cũng có được những đức tính tốt đẹp của người gốcViệt.
Thứ ba, dân tộc Việt nam có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện cách mạng XHCN ở Việt nam. Đây là nguyên nhân chủ yếu mang tính quyết định đến sự đoàn kết các dân tộc ở Việt nam. Cách mạng XHCN ở Việt nam với mục tiêu là mang lại cuộc sống bình đẳng, bình quyền, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng XHCN ở Việt nam, đảm bảo ai cũng như ai, không ai bị bỏ lại phía sau, cho nên dân tộc Kinh cũng như dân tộc thiểu số đều như nhau…
               Từ ba lý do trên, cho nên các dân tộc ở Việt Nam luôn bình đẳng, đoàn kết như anh em một nhà.


Ở Việt Nam các dân tộc như anh em một nhà



               Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đồng bào chung sống đoàn kết giúp đỡ nhau cùng quá trình dựng nước và giữ nước. Tuy là một quốc gia có nhiều dân tộc, nhưng các dân tộc ở Việt nam luôn xác định như anh em một nhà, luôn coi là những người con cùng xuất thân từ một bào thai trăm trứng. Suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc Việt nam luôn gắn liền với hai tiếng “đồng bào” trong đối sử, trong đồng cam cộng khổ.
               Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn xác định: Các dân tộc tôn trọng, bình đẳng, đoàn kết giúp nhau vừa là mục tiêu, cũng vừa là động lực thúc đẩy cách mạng Việt Nam. Vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
               Để thực hiện tốt quan điểm trên, bên cạnh Đảng, Nhà nước ta bên cạnh có nhiều chính sách đối với các dân tộc như trợ cấp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS, đồng bào nghèo… mà còn khuyến khích, động viên phát huy cao độ sự thiện nguyện trong xã hội. Từ yêu cầu trên, thời gian qua chúng ta có rất nhiều phong trào giúp đỡ nhau giữa các dân tộc như:“ lá lành đùm lá rách”; “Ngọn lửa tình thương”; “Trái tim cho em”…Trong chống dịch COVID 19 vừa qua đã xuất hiện nhiều gương sáng trong hoạt động thiện nguyện như: ATM gạo; ATM sách; ATM mì tôm; quyên góp tiền, gạo, nhu yếu phẩm giúp đỡ người khó khăn…
               Từ vấn đề trên, cho nên trong suốt chiều dài lịch sử cũng như hiện nay, các dân tộc Việt nam luôn đoàn kết “lá lành đùm lá rách”, đùm bọc yêu thương lẫn nhau cùng nhau xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN.