Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2021

Thận trọng với những thông tin "hot" trên mạng xã hội

 

Ganh tị là tính xấu luôn tiềm ẩn trong con người, người có tính ganh tị thường không muốn ai giỏi hơn mình, đẹp hơn mình, giàu hơn mình. Vì thế mà khi tìm ra được gót chân Achilles của ai đó, người nổi tiếng chẳng hạn, thì đó là một cơ hội tốt để làm một anh hùng bàn phím. Những thông tin dạng này bởi vậy mang tính nhạy cảm, đôi khi thiếu xác thực, đôi khi lệch lạc, nhóm, cục bộ, tiêu cực, nhiều trang mạng xã hội luôn tìm kiếm, “khát” những thông tin như thế.

Chỉ cần một thông tin "hot" một bài viết "nhạy cảm" trên cộng đồng mạng chứa nội dung tiêu cực, chưa được kiểm chứng tính xác thực, được kẻ xấu tung lên mạng, là hiệu ứng "đồng thanh tương ứng" nhanh chóng lan tỏa qua hàng trăm, hàng nghìn thậm chí nhiều hơn nữa trên cộng đồng mạng. Thực tế cho thấy, do bất đồng quan điểm trên mạng xã hội mà đã xảy ra những cuộc ẩu đả ngoài đời thật. Nguy hiểm hơn, do bị "ném đá" hội đồng mà có nạn nhân đã trở nên trầm cảm, không dám tiếp xúc với xã hội bên ngoài, có người quá bức xúc nảy sinh ý định tự tử.

Giữa một không gian đầy những "thượng vàng hạ cám", người đến với mạng xã hội càng phải thận trọng và tỉnh táo hơn. Nếu không tỉnh táo và quá sa đà trên các trang mạng xã hội, chúng ta hoặc là thủ phạm hoặc là nạn nhân của những bất ổn trong xã hội. Sử dụng mạng xã hội chúng ta lúc nào cũng cần tự hỏi mình đã làm được cái gì tốt cho bản thân, đã để lại cái gì tốt cho thế hệ trẻ, bao nhiêu cái xấu, cái độc hại trên mạng có thể ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội... Những chế tài pháp luật dành cho mạng xã hội thực sự cần thiết để điều chỉnh tư tưởng, hành vi, đạo đức và là cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm, giảm dần những bất ổn với xã hội mà mạng xã hội gây ra.

Cần xây dựng một "bộ lọc" rõ ràng khi vào mạng xã hội

 


Nhiều người hằng ngày góp nhặt bài viết rồi đăng lên mạng xã hội “đếm like” đến mức quên ăn, quên ngủ; rồi tự huyễn hoặc về bản thân, tưởng mình có bộ “óc bách khoa”, là “nhà thông thái”… Nhưng thực chất, đó chỉ là những “bộ óc bách khoa” ảo, không hơn không kém.

Theo khảo sát của Chương trình nghiên cứu internet và xã hội (VPIS), người sử dụng mạng xã hội (MXH) Việt Nam sử dụng bình quân 2h32 phút một ngày. Nhưng có nhiều hiện tượng cho thấy nhiều người dùng đã đi quá xa về tôn chỉ thông tin, giải trí, giao lưu, học hỏi.

Thực sự thì mạng xã hội tốt hay xấu, người dùng có lợi hay hại còn tùy thuộc vào cách ứng xử của mỗi người. Thực tế như đã nêu trên, người sử dụng mạng xã hội hôm nay phải đối mặt với mặt trái tiêu cực của nó nhiều hơn. Những thông tin xấu độc, tràn ngập; những phát ngôn cực đoan, thù ghét xuất hiện nhiều hơn. Nạn tin giả là một vấn nạn làm cho người dùng lạc vào "mê hồn trận", làm xói mòn niềm tin của con người vào xã hội, thậm chí nó được coi như một thứ quyền lực của thuyết âm mưu làm khuynh đảo chính trường, gây chia rẻ trong cộng đồng, dân tộc, gây bất an trong xã hội.

Cuộc sống bận rộn nhưng vẫn có thể và cần thiết vào mạng xã hội để thư giãn, tra cứu những điều cần cho công việc và cuộc sống. Like, share, comment bày tỏ thái độ, chính kiến không phải là việc không nên làm, nhưng nếu lạm dụng đến mức buồn, vui, ăn, ngủ như người vô công rồi nghề; phơi bày sở thích, hình ảnh, thông tin cá nhân; huyễn hoặc về bản thân… với mạng xã hội như nhiều người đã và đang làm thì thực sự vô bổ. Những thông tin "hợp khẩu vị", họ không dừng lại mức độ like, mà tiếp tục comment, share một chiều. Hội chứng hạ nhục tập thể là trường hợp mà những người trẻ chưa trải nghiệm rất dễ mắc phải. Một hiệu ứng "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" nhanh chóng lan tỏa qua hàng trăm, hàng nghìn thậm chí nhiều hơn nữa trên cộng đồng mạng. Hạ nhục người khác, nhất là người nổi tiếng có lẽ đã trở nên một hội chứng trầm kha trên mạng. Khi người nổi tiếng sơ suất một điều gì đó trong lời ăn tiếng nói, trong hành vi hay đề xuất một công trình nghiên cứu mới lạ, mang tính đột phá, chỉ cần một người nào đó tìm ra một lý do để "nổ phát súng đầu tiên" hạ nhục thì đám đông nhào vô chửi... Phản biện là hiệu ứng tốt trong xã hội. Nhưng phải phản biện như thế nào để thuyết phục người khác với cái đúng cái sai khách quan, phù hợp với đạo đức xã hội và luật pháp. Đừng để phản biện trở thành biến tướng là sự chửi bới, lăng nhục người khác, nhất là những người nổi tiếng.

Ăn, ngủ với mạng xã hội, nói chung đã là không hay ho. Nhưng nếu lỡ comment hoặc share một cách vô ý thức sẽ mang tới cho xã hội một hệ lụy khôn lường, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương cá nhân, gây bất ổn cho xã hội. Do đó, trước khi quyết định vào mạng xã hội, mỗi người cần xây dựng một "bộ lọc" rõ ràng; thận trọng, like, share, comment, đặc biệt xem xét cẩn thận nguồn, tính chính xác và ý đồ người viết bài hoặc clip đăng tải.


Lợi ích và tác hại từ mạng xã hội Facebook

 


Với mạng xã hội facebook, bạn có thể dễ dàng làm quen với nhiều người. Với tính năng chat miễn phí và không giới hạn thì đây là một công cụ giúp bạn có thể trò chuyện và tán gẫu một cách thuận tiện nhất. Đây cũng là công cụ giúp bạn liên lạc với bạn bè của bạn ngay cả khi bạn không có thời gian gặp gỡ họ. Cập nhập thông tin nhanh chóng được đánh giá là tính năng “hấp dẫn” người dùng của facebook, với facebook, bạn có thể nắm bắt thông tin xã hội vô cùng nhanh chóng, và theo xu hướng phát triển của xã hội. Đồng thời Facebook là công cụ giải trí hữu ích, Facebook xuất hiện hàng trăm những video hài hước của các nước trên thế giới, hàng ngàn những bức ảnh vui nhộn đầy sáng tạo của các bạn trẻ và hàng nghìn những đoạn phim cắt ra từ những tác phẩm điện ảnh kinh điển… có tác dụng giải trí cao; ứng dụng này cũng là kho trò chơi khổng lồ đầy hấp dẫn được cập nhật thường xuyên, bạn có thể tha hồ lựa chọn. Đặc biệt, Facebook cũng là địa điểm kinh doanh, mua bán lý tưởng, những năm gần đây, facebook được xem là “mảnh đất màu mỡ” để những người thích kinh doanh có thể rao bán những mặt hàng của mình; người mua hàng cũng sẽ rất thuận tiện khi chỉ cần ngồi nhà, chọn một mặt hàng trên Facebook và đợi người ta chuyển hàng đến chứ không cần phải mất công đi lựa chọn ở những cửa hàng xa xôi. Mặt khác, Facebook còn là phương tiện giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn, là nơi có thể bồi dưỡng tâm hồn, đời sống tình cảm của con người, Facebook là nơi tập trung những thước phim cảm động đầy giá trị nhân sinh, những câu chuyện cảm động về tình người và cả những hình ảnh khơi gợi lên những cảm xúc tốt đẹp nhất về tình yêu, tình thương với căm ghét, lòng căm phẫn với cái xấu xa bạo ngược...

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì facebook cũng tồn tại nhiều hạn chế. Facebook làm giảm tương tác giữa người với người, nghiện mạng xã hội đang là thực trạng phổ biến, khiến nhiều người dùng dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình; bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn cuộc sống thực, dần dà, làm giảm tương tác giữa người với người trong đời sống thực tế. Nhiều người dung Facebook làm mọi điều chỉ để gây chú ý, việc đăng những status mơ hồ nhầm “câu like” và view không còn là chuyện lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu quá thường xuyên; bên cạnh đó, mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và notification sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn. Facebook cũng làm xao nhãng mục tiêu cá nhân, việc quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống; thay vì tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kĩ năng cần thiết, các bạn chỉ cắm đầu vào mạng xã hội. Đặc biệt, Facebook góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm, một số kết quả nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm; chính vì thế, nếu bạn có biểu hiện thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt Facebook trong một thời gian. Facebook còn có khả năng giết chết sự sáng tạo, quá trình lướt những trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức; trong thời gian dài, có thể gây ảnh hưởng đến sự sáng tạo của người dùng. Sử dụng Facebook quá nhiều cũng gây “nghiện”, những năm gần đây, người lớn tuổi ở ở Việt Nam cũng đã tăng một lượng đáng kể trong việc sử dụng mạng xã hội, tình trạng “sống ảo”, nghiện online thậm chí cũng có thể xảy ra với người ở độ tuổi này.

Có thể nói, mạng xã hội Facebook ra đời là một trong những bước tiến của các phương tiện truyền thông mới, bởi thực sự nó đã mang đến nhiều tiện ích, đáp ứng nhu cầu, mục đích vô cùng đa dạng của mỗi cá nhân; nhưng Facebook cũng tiềm ẩn những nguy cơ, có thể gây ra những tác hại khôn lường. Việc sử dụng mạng xã hội Facebook mang đến lợi ích hay đem lại tác hại phụ thuộc vào cách sử dụng của từng cá nhân.

Loại bỏ tâm lý “lựa chọn vaccine”

 


Nhiều người làm quá rủi ro cá nhân và bác bỏ những nguy cơ dịch bệnh cộng đồng dẫn đến tâm lý lựa chọn tiêm vaccine Covid-19, đây thực sự là một cái bẫy tư duy cần loại bỏ. Khi thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tiêm lô 800 nghìn liều vaccine đầu tiên, có người đã khoe rằng công ty của họ được vào danh sách tiêm, thật mừng, "tiêm cho yên tâm”. Nhưng chưa đầy một tuần sau, chính họ lại thông báo, rằng công ty của họ đã xin rút khỏi danh sách tiêm vì "không yên tâm", cho rằng "Tiêm vaccine Astra sợ biến chứng"… Ngán ngẩm với những người như họ - tối ngày đi đọc thuyết âm mưu,

Đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 6 triệu mũi, phần lớn Astra Zeneca, mới có một ca tử vong nhưng chưa rõ nguyên nhân và nguyên nhân thực sư có liên quan trực tiếp đến vaccine hay không. Số liệu thống kê cho thấy, số biến chứng liên quan đến vaccine Astra Zeneca ở châu Âu là rất ít so với số người tử vong do dịch trước khi có vaccine. Giả sử trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine Astra Zeneca ở nước ta nguyên nhân thực sự có liên quan trực tiếp đến vaccine thì so sánh tỷ lệ tiêm hơn 6 triệu người có một người tử vong, trong khi 15 ngàn ca mắc đã có 80 người chết thì chắc chắn ai trong chúng ta cũng nhận thấy cái nào nguy hiểm hơn cái nào?! Bất kỳ lĩnh vực, hoạt động nào cũng có tỷ lệ rủi ro nhất định, rủi ro vaccine có vài phần triệu cả nhẹ cả nặng, còn sinh đẻ, rủi ro các loại lên tới vài phần trăm.

Bản năng sinh tồn từ tổ tiên truyền lại khiến chúng ta thường phóng đại những rủi ro liên quan trực tiếp đến bản thân và bác bỏ những nguy cơ diễn ra trên diện cộng đồng. Ví như thói quen ăn tiết canh, khi nhìn thấy nhiều người cũng ăn thì cơ chế phòng thủ hạ xuống, mặc dù nếu nhiễm sán khuẩn thì chữa cũng khó ngang Covid-19 chứ không có dễ hơn. Vaccine thì ngược lại, là nguy cơ riêng của từng cá nhân, nên nếu không có một mốc đối chiếu, nhiều người sẽ khựng lại khi bị hỏi câu "Thế không sợ bị biến chứng à?". Hỏi thế thì ai chẳng bảo sợ. Bẫy tư duy này chính là nguyên nhân của phong trào bài vaccine và hiện tượng trì hoãn vaccine đã gây ra nhiều thảm cảnh ở những nước có nền y tế hiện đại nhất. Năm 2019, cùng thời điểm dịch sởi bùng phát ở Việt Nam, Bắc Mỹ đã chứng kiến một đợt dịch sởi khi tỷ lệ tiêm chủng ở một vài khu vực tụt xuống dưới 80%. Đầu năm nay ở Nhật Bản, việc người dân trì hoãn tiêm vaccine đã khiến cho dịch bệnh đang được dần đẩy lùi vượt khỏi tầm kiểm soát, khiến thủ đô Tokyo gần như phải phong tỏa lần nữa.

Một người trì hoãn, một bước cộng đồng bước xa khỏi ngưỡng an toàn, một bước cả nước bước xa khỏi ngày mở cửa để được sống trong điều kiện bình thường mới. Nên nhớ, Astra Zeneca hay Pfizer hay thậm chí Sinovac cũng chỉ là mầm bệnh bị bất hoạt, phản ứng nếu có sẽ nhẹ hơn bị nhiễm trực tiếp rất nhiều. Nếu bạn tin rằng mình có thể sốc phản vệ dẫn đến tử vong khi tiêm vaccine, gần như chắc chắn bạn không có cơ hội tồn tại nếu nhiễm nguồn bệnh trong khi lang thang ngoài đường. Thêm nữa, Astra Zeneca hay Pfizer, 70 hay 90 chỉ đạt đến mức bảo vệ tối đa nếu tối thiểu 75% cộng đồng được tiêm. Vaccine ngoại trừ tác dụng chống dịch cho mỗi cá thể, còn hoạt động theo cơ chế miễn dịch cộng đồng. Trước khi 75% dân số được tiêm, không một ai trong số chúng ta an toàn.

Hiệu quả của các lại vaccine là không thể phủ nhận, để an toàn cho bản thân, gia đình, xã hội, hướng tới miễn dịch cộng đồng chúng ta cần trách rơi vào bẫy tư duy, loại bỏ tâm lý “lựa chọn vaccine”. Chúng ta ngưỡng mộ những người hùng áo trắng áo xanh kiên cường nơi tuyến đầu, nhưng mỗi người hoàn toàn có thể trở thành người hùng khi hành động vì lợi ích của cộng đồng. Thực hiện 5K, tiêm phòng theo chỉ định là hành động bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ dịch bệnh, đưa đất nước đến trạng thái bình thường mới, tiếp đà ổn định và phục hồi kinh tế. Vào thời điểm này, đất nước Việt Nam cần sự dũng cảm của mỗi người dân. Hãy tiêm chủng khi được chỉ định, góp phần tạo thành hàng rào khống chế dịch bệnh, bảo vệ người thân của chúng ta, bảo vệ quê hương của chúng ta, bảo vệ đất nước của chúng ta.

“PHỤ NỮ CẦN PHẢI HỌC TẬP TIẾN BỘ NHIỀU HƠN NỮA”

 

Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người nói trong bài phát biểu tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc, ngày 01 tháng 8 năm 1960, Báo Nhân dân đăng trên số 2327, ngày 02 tháng 8 năm 1960.

Đây là giai đoạn miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội càng được chú trọng, số lượng phụ nữ công tác trong các cơ quan chính quyền từ trung ương đến cơ sở tăng cao; đặc biệt, trong Quốc hội khóa II có tới 53 đại biểu Quốc hội là nữ. Khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã đánh giá cao vị trí, vai trò của phụ nữ và đó cũng là một thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy: “Phụ nữ cần phải học tập tiến bộ nhiều hơn nữa”, kế thừa và phát huy truyền thống con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã tích cực học tập, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; từ các phong trào thi đua rộng lớn của phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ, tiêu biểu với các phong trào thi đua “Ba đảm đang”, phong trào “Đồng khởi”… đã xuất hiện nhiều nữ anh hùng dũng cảm trong chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được lịch sử vinh danh, trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, xứng đáng với 8 chữ Vàng Bác Hồ trao tặng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, phát triển hiện nay, lời Bác Hồ dạy năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn để các thế hệ phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, ra sức học tập, rèn luyện theo 4 phẩm chất: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, ngày càng có nhiều phụ nữ phấn đấu trở thành chính trị gia, nhà khoa học giỏi, nhà quản lý năng động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phương hướng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, phụ nữ Quân đội tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, học tập, lao động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc để cùng với phụ nữ cả nước thực hiện trọn vẹn lời Bác Hồ dạy năm xưa./.

LẬT TẨY CÁI GỌI LÀ “PHẢN BIỆN XÃ HỘI”

 

Luật sư Ngô Ngọc Trai viết bài “Vụ xử phạt Trác Thuý Miêu nói gì về tự do ngôn luận ở Việt Nam?” trên BBC Tiếng Việt, nội dung bài viết đã cố tình đánh tráo khái niệm giữa “chia rẽ”, “kỳ thị vùng miền” với “phản biện xã hội”!

Khi chúng ta đọc bài viết của MC Trác Thúy Miêu đều có thể thấy được những lời lẽ kích động, gây mâu thuẫn, kỳ thị vùng miền, chia rẽ Nam - Bắc và đặc biệt nó cản trở việc thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 của Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi có những phản ứng đến phản ứng gay gắt lên đến “phẫn nộ” của người dân, từ đó cơ quan chức năng vào cuộc xử lý!

Trong khi đó, bản thân Luật sư Ngô Ngọc Trai lại cho rằng, bài viết của MC Trác Thuý Miêu “không đáng phạt” và “Vụ việc của bà Trác Thúy Miêu xem ra quyền tự do ngôn luận chưa được tôn trọng bởi phía quản lý truyền thông”?

Nhưng ngược lại, có thể nói, Facebook ở Việt Nam là bức tranh phản chiếu mức độ cởi mở về quyền tự do ngôn luận của công dân. Do đó, chê trách quyền tự do ngôn luận của công dân qua vụ Trác Thúy Miêu là không chính xác.

Trong bài viết gửi BBC, vị luật sư đã đánh tráo khái niệm, kiểu đánh bùn sang ao để bênh vực MC Trác Thúy Miêu. Ông này cho rằng đó chỉ là phản biện xã hội, chứ không phải phân biệt vùng miền và cố tình cho rằng việc cơ quan chức năng chấn chỉnh các phát ngôn vi phạm pháp luật, kích động chia rẽ vùng miền là quyền tự do ngôn luận của công dân bị xâm phạm?

Theo đó, luật sư Ngô Ngọc Trai viết: “Xét cho cùng những lời nói hay bài viết vốn chỉ là ngôn từ không có khả năng gây hại gì đến vật chất, điều cần thiết chỉ là điều chỉnh tâm lý thái độ tiếp nhận của người nghe. Không gian mạng hiện nay là môi trường dễ khiến người ta đưa ra những quan điểm phản biện chê trách cho nên mỗi người cần trui rèn khả năng tiếp nhận những tranh cãi”.

Vậy thế nào là phản biện xã hội? Phải chăng, phản biện xã hội được xem là hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội được tôn trọng, khuyến khích nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa trong đời sống chính trị xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền.

Theo nghĩa nguyên bản, phản biện xã hội là việc phân tích, đánh giá, lập luận, tranh luận có tính chất độc lập, khoa học của các lực lượng xã hội (bao gồm cá nhân hoặc tổ chức trong xã hội) nhằm khẳng định hoặc bác bỏ, hay đề xuất sửa đổi chính sách, từ đó giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh chính sách phù hợp hơn với lợi ích chung của cộng đồng.

Một bài phản biện phải hội đủ các tiêu chí đó là: Mang tính khoa học, có tính xây dựng; vì lợi ích của cả xã hội, của cộng đồng; khách quan, trung thực; tạo ra hiệu ứng xã hội tốt, làm thay đổi xã hội theo chiều hướng tích cực.

Đối chiếu với các tiêu chí trên, bài viết của MC Trác Thúy Miêu không phải là bài phản biện vì:

- Thứ nhất, bài viết không hướng tới việc xem xét, lập luận, phân tích một cách khoa học để từ đó lựa chọn hoặc đề xuất phương án thay đổi hiện thực theo hướng tích cực. Bởi đây là bài viết không có tinh thần xây dựng, gây mâu thuẫn, chia rẽ vùng miền và kỳ thị xã hội; làm ảnh hưởng tới nỗ lực phòng chống Covid-19 ở Việt Nam.

- Thứ hai, bài viết của MC Trác Thúy Miêu hoàn toàn không xuất phát từ mục tiêu cao nhất là vì lợi ích chung của cộng đồng và tạo ổn định xã hội, nhất là trong bối cảnh Thành phố Hồ Chí Minh đang cần sự chung tay của cả nước để chống dịch; làm giảm sự nhiệt huyết của không chỉ các sinh viên đại học kỹ thuật Y Dược Hải Dương mà tác động xấu tới toàn bộ xã hội… từ đó, mang lại tác động xấu với xã hội. Như vậy, đây không phải là phản biện xã hội.

- Thứ ba, một bài phản biện xã hội phải thể hiện tính độc lập, khách quan, trung thực. Với tiêu chí này, bài viết của MC Trác Thúy Miêu đã không đạt, cho dù nó là góc nhìn độc lập, nhưng lại dựa trên những thông tin thiếu khách quan, thiếu trung thực. Còn việc “Chảnh chọe” thì đó là do bà MC Trác Thúy Miêu tự cảm thấy, tự nghĩ ra trước phản ứng của sinh viên khi người dân đòi hỏi khám ngay. Cần nói thêm, phòng dịch khác với vui chơi giải trí, đó là công việc nghiêm túc cần đến kỷ luật cao và kiến thức chuyên ngành. Ở đây các sinh viên không thể tự làm khi mà chưa được trưởng đoàn, các thầy cô cho phép. Đó là lẽ thường tình!

- Thứ tư, phản biện xã hội là hoạt động có tính lan tỏa, tạo hiệu ứng tích cực cho xã hội, xuất phát từ tâm huyết của người phản biện và phải được sự ủng hộ, đồng tình của dư luận, được khuếch tán tự nhiên trong đời sống xã hội. Mức độ ảnh hưởng của phản biện xã hội đến đâu trong đời sống xã hội cũng chính là một trong những thước đo cho hiệu quả và chất lượng của hoạt động phản biện xã hội. Trong khi đó, bài viết của MC Trác Thúy Miêu không phải là phản biện như vị luật sư đã viết trên BBC. Việc xử lý những phát ngôn này là cần thiết để trả lại môi trường trong sạch cho mạng xã hội!

Đây là những luận điệu xuyên tạc cần phải nhận diện và bác bỏ!

Những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không phải chỉ thông qua những tác phẩm của Người về đạo đức mà quan trọng hơn là phải thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực tiễn của Người; thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta học tập. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành một đặc trưng nổi bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vì vậy, trong việc rèn luyện đạo đức cách mạng, Người không chỉ nêu lên những nội dung của việc tu dưỡng để có đạo đức cách mạng mà Người còn chỉ rõ những nguyên tắc trong rèn luyện đạo đức cách mạng.

Muốn có đạo đức cách mạng: Trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về đạo đức. Điều này đã được Người đề cập trong “Đường Kách mệnh” khi nói đến tư cách của một người cách mệnh. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người đã giáo dục mọi người và ngay chính bản thân mình đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. Đối với mỗi người đều nói nhiều mà làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng. “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”, đó là thói đạo đức giả của các giai cấp bóc lột. Còn việc nêu gương thì không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức. Trong gia đình: Đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em; trong nhà trường thì đó là tấm gương của thầy, cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người đứng đầu, phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác; những gương “Người tốt việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã dầy công phát hiện thu thập, chỉ đạo việc in thành sách để mọi người học tập và làm theo là một việc làm rất cụ thể. Một bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống - điều mà Hồ Chí Minh nói về Lê-nin đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc và cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi về sau học tập.

Nguyên tắc thứ hai để rèn luyện đạo đức cách mạng là xây đi đôi với chống. Bởi vì trong cuộc sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn còn đan xen nhau, đối chọi nhau, thông qua hành vi của mỗi một con người khác nhau. Thậm chí, những đan xen và đối chọi ấy còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi một con người. Do đó việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn là điều không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức. ở đây điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng cho mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch và lành mạnh về đạo đức. Để xây và chống có hiệu quả phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động rất nhiều phong trào như vậy. Đó là phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu (năm 1952); đó là phong trào: 3 xây, 3 chống” năm 1963)... Có phong trào, có cuộc vận động cho toàn Đảng, toàn dân; nhưng lại có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành, từng giới. Thông qua đó mà lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng để mọi người phấn đấu, tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng.

Nguyên tắc thứ ba là: Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. Bởi mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đó là công việc kiên trì, bền bỉ suốt đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nêu lại tấm gương của người xưa: Mỗi buổi tối đều tự kiểm điểm để bỏ đỗ đen, đỗ trắng vào hai cái lọ, để cứ nhìn vào đó có thể biết mình tốt xấu ra sao? Trong thực tiễn, có người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm, không sợ gian khổ, hy sinh, nhưng đến khi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu, biến thành người có tội với cách mạng. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới đưa ra một kết luận khái quát: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi một con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân. Cho nên trong khi ta kiên trì và đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước, làm cho văn minh chiến thắng bạo tàn thì đồng thời phải loại trừ những cái xấu xa do chế độ cũ để lại trong xã hội và trong mỗi con người”.

Đối với mỗi con người việc rèn luyện đạo đức cách mạng phải được thực hiện trong hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong đời công, sinh hoạt, học tập, lao động, chiến đấu; trong mọi mối quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn, từ gia đình đến nhà trường, đoàn thể, xã hội; từ quan hệ bạn bè đến đồng chí, anh em, cấp trên, cấp dưới, với Đảng, với nước, với dân và cả trong quan hệ quốc tế. Có rèn luyện công phu theo các nguyên tắc trên đây thì con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những phẩm chất ấy sẽ ngày càng được bồi đắp và nâng cao./.

PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, HUN ĐÚC SỨ MỆNH “ĐI TRƯỚC, MỞ ĐƯỜNG” CỦA NGÀNH TUYÊN GIÁO

 

   91 năm qua, Ngành Tuyên giáo đã và đang tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, luôn chủ động “đi trước, mở đường”, chủ động, sáng tạo và nhiệt huyết, trở thành bộ phận không thể tách rời, luôn gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

     Bộ phận không thể tách rời của cách mạng Việt Nam..

   Trong những năm cách mạng nước ta còn trong trứng nước, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đặt nền móng đầu tiên cho công tác tuyên truyền, tuyên giáo của Đảng bằng việc đẩy mạnh truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đường lối cách mạng vào trong nước, vào các tầng lớp Nhân dân, nhất là các hạt nhân ưu tú, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Ngay khi ra đời tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam coi công tác tuyên giáo là mặt trận quan trọng hàng đầu trong tòan bộ hoạt động. Công tác tuyên truyền, giáo dục được tổ chức chặt chẽ. Ban Chấp hành Trung ương đã lập Ban Cổ động và Tuyên truyền - Cơ quan tham mưu chỉ đạo và tổ chức công tác tuyên truyền, cổ động của Đảng, với nhiệm vụ trước mắt là tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và đường lối cách mạng; cổ vũ, động viên các tầng lớp Nhân dân giác ngộ cách mạng, hiểu Đảng, ủng hộ Đảng, tin tưởng và đi theo Đảng.

   Ngày 1/8/1930 đánh dấu hoạt động chính thức của cơ quan Cổ động và Tuyên truyền của Đảng (tiền thân của Ban Tuyên giáo Trung ương) bằng việc Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng đã xuất bản tài liệu “Ngày quốc tế đỏ, mồng một tháng Tám" nhân kỷ niệm Ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình. Sau khi được phát hành, Tài liệu “Ngày quốc tế đỏ, mồng một tháng Tám" đã tạo được tiếng vang lớn, cổ vũ mạnh mẽ quần chúng Nhân dân yêu nước đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Chỉ trong một thời gian rất ngắn (từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1930), đã có hàng trăm cuộc mít tinh, biểu tình cách mạng của Nhân dân ta nổ ra với khí thế và tính chất mới.

   Vị trí, vai trò và sức mạnh của công tác tuyên truyền đã được khẳng định và đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam. Với ý nghĩa đặc biệt của sự kiện lịch sử này, năm 2000, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VIII) quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm làm Ngày truyền thống công tác Tư tưởng - Văn hoá của Đảng. Năm 2007, sau khi Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương hợp nhất thành Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá X) quyết định lấy ngày 1/8 hàng năm làm Ngày Truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng.

   91 năm qua, công tác tư tưởng và tuyên giáo của Đảng đã trở thành bộ phận không thể tách rời, luôn gắn bó sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những thắng lợi vĩ đại mà Đảng và Nhân dân ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc đều có sự đóng góp to lớn của ngành Tuyên giáo và công tác tuyên giáo của Đảng.

     Những dấu ấn đầu tiên của nhiệm kỳ XIII

   Với vai trò là một trong những bộ phận cơ bản, quan trọng của công tác xây dựng Đảng, là vũ khí sắc bén trong toàn bộ quá trình hoạt động của Đảng, công tác tuyên giáo đã góp phần xây dựng nền tảng chính trị của chế độ, nền tảng tinh thần của xã hội, hoạch định hệ thống quan điểm lý luận, cương lĩnh, đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật của người cộng sản, bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm cách mạng cho đông đảo quần chúng Nhân dân. Công tác tuyên giáo đã tạo nên sức mạnh đoàn kết thống nhất của hệ thống tổ chức đảng từ Trung ương tới cơ sở, củng cố, bồi đắp niềm tin và mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng. Công tác tuyên giáo cũng quyết liệt đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Nhân dân và những thành quả của cách mạng Việt Nam, góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, để Đảng thật sự là đạo đức, là văn minh, là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của Nhân dân.

   Ngay sau thành công Đại hội XIII của Đảng, nhận thấy trách nhiệm nặng nề với vai trò nòng cốt là phải khẩn trương tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết của Đại hội tới đông đảo cán bộ, đảng viên, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 9/3/2021 về việc “Nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Đồng thời, đã tham mưu Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII cho cán bộ chủ chốt lần đầu tiên bằng hình thức trực tuyến toàn quốc. Đây là hội nghị kết nối nhiều điểm cầu nhất, xuống tận cấp xã và đặc biệt có cả điểm cầu ở nước ngoài. Tổng số có 7.903 điểm cầu, 1 điểm cầu ở Trung ương, 67 điểm cầu cấp tỉnh, 7.835 điểm cầu cấp huyện, xã. Số đại biểu tham dự đông nhất từ trước tới nay với hơn 1 triệu người. Hình thức tổ chức hội nghị này đã truyền đạt tinh thần nghị quyết Đại hội một cách tươi mới nhất, thấu đáo và rông mở nhất, nhanh chóng đưa Nghị quyết đến hầu hết cán bộ chủ chốt đến cấp huyện, xã, vừa đảm bảo tính chính xác, định hướng, tiết kiệm, hiệu quả.

   Một dấu ấn nữa là Ban Tuyên giáo Trung ương đã tham mưu Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

   Tiếp đó, 2 hội nghị trực tuyến toàn quốc là Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII, triển khai Kết luận số 01-KL/TW và Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII, chuyên đề năm 2021 với chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc” được tổ chức. Hội nghị có ý nghĩa vô cùng to lớn, thúc đẩy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tiếp tục đi vào chiều sâu, đến tận cơ sở, giúp cho việc học và làm theo Bác càng thêm thiết thực và hiệu quả.

   Thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp nhưng tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt rất cao có sự góp sức to lớn của ngành Tuyên giáo trong công tác thông tin, tuyên truyền, phản bác các luận điệu sai trái, phản động. Người dân ai cũng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, thấy được niềm vinh dự và tự hào khi cầm lá phiếu trên tay bầu những đại biểu có năng lực, trình độ, sự tâm huyết thay mặt mình xây dựng những quyết sách xây dựng đất nước.

   Ban Tuyên giáo Trung ương đã đổi mới phương thức chỉ đạo, định hướng đối với các cơ quan chủ quan và cơ quan báo chí, nhà xuất bản; kịp thời phát hiện, điều chỉnh, xử lý những sai sót và các cơ quan báo chí, các ấn phẩm có nội dung phức tạp, nhạy cảm. Đồng thời, chỉ đạo tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chủ động thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

   Đặc biệt, trong dịp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, ngành tuyên giáo đã tích cực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, tập trung cao độ đấu tranh chống lại nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực phản động thường xuyên phát tán các luận điệu sai trái, thù địch, chống phá trên mọi phương tiện báo chí, truyền thông internet, mạng xã hội. Ngành Tuyên giáo tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”. Kịp thời chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng và đăng tải các tin, bài trên phương tiện thông tin truyền thông; qua các hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền miệng, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền... vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những kẻ lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc, vùng miền để chống phá. Báo chí Việt Nam đã kịp thời đấu tranh phản bác những nội dung thông tin bịa đặt, vu khống, gây chia rẽ nội bộ, mất đoàn kết trong Đảng và xã hội. Đến nay, hầu hết các báo lớn, các trang thông tin điện tử tỉnh, thành phố đều có chuyên mục đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đăng tải hàng nghìn tin bài phản bác có chất lượng, sẵn sàng đập tan những âm mưu xuyên tạc, vạch trần những thủ đoạn xấu xa nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta, phá hoại những công lao mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta dày công xây dựng. Những tin bài này giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân thấu rõ tâm địa hèn hạ, thủ đoạn tinh vi của các thế lực, phần tử phản động.

   Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh COVID-19 đầy cam go,  Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19, với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, thường xuyên, liên tục, chủ động, sâu sát trong chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, truyền thông mở đợt cao điểm, đặt chuyên trang, chuyên mục, thành lập nhóm phóng viên chuyên trách tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; có nhiều biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh những thông tin sai sự thật, thông tin sai lệch, tin giả gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng chống dịch. Thực sự mỗi cơ quan báo chí, các nhà báo đã trở thành những chiến sĩ xung kích trên tuyến đầu chống dịch, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chung sức đồng lòng, tích cực tham gia và tạo nên những kết quả quan trọng rất đáng khích lệ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

   Liên tục, Ban Tuyên giáo Trung ương có hướng dẫn tuyên truyền, báo cáo tình hình an ninh tư tưởng chính trị, dư luận xã hội. Thông tin thường xuyên, liên tục về tình hình thực tiễn để người dân có được thông tin chính thống. Hệ thống Tuyên giáo các cấp, nhất là ở những địa bàn quan trọng, nhạy cảm, luôn trong tình thế trực chiến, chủ động bám sát tình hình để có các phương án xử lý kịp thời, định hướng đấu tranh trên thực địa và trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó tuyên truyền, giải thích để Nhân dân hiểu rõ chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tin tưởng và thực hiện theo sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

   Ngành Tuyên giáo đã và đang tiếp nối truyền thống của các thế hệ đi trước, luôn chủ động “đi trước, mở đường”, chủ động, sáng tạo và nhiệt huyết, nỗ lực góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, động lực và nguồn lực để ngành tuyên giáo hoàn thành được khối lượng lớn công việc là do đội ngũ cán bộ đã phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, thể hiện rõ quyết tâm dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.

     Vươn tầm cao hơn nữa thực hiện sứ mệnh “đi trước, mở đường”

   Trong thời gian tới, để tiếp tục hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, đòi hỏi ngành Tuyên giáo phải nỗ lực rất cao và tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, chủ động, tích cực hơn nữa trong tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy đảng các giải pháp về công tác tuyên giáo; làm cho công tác tuyên giáo gắn chặt và bám chắc với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, với phong trào cách mạng của quần chúng, đi sâu vào từng đối tượng, kịp thời giải đáp đúng và trúng những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội; lan tỏa và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến; bồi dưỡng niềm tin của Nhân dân vào mục tiêu, lý tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng; khơi dậy khát vọng dân tộc; khích lệ các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân, đảm bảo quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh quan hệ đối ngoại, giữ vững độc lập, chủ quyền và môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

   Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Ngành trong tình hình mới, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 01-CT/TW của Bộ Chính trị, ngành Tuyên giáo xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong năm 2021 và toàn khóa, từ đó tập trung triển khai có chất lượng, trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh, thành ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến các tầng lớp Nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Kịp thời lý giải những băn khoăn, vướng mắc của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về nội dung Nghị quyết, uốn nắn kịp thời những nhận thức chưa đúng, chủ động định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận tích cực trong xã hội, kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

   Cụ thể hóa nội dung Kết luận 01-KL/TW và các chuyên đề gắn với nhiệm vụ chính trị, giải quyết hiệu quả các khâu đột phá, các vấn đề trọng tâm, bức xúc của từng địa phương, đơn vị, ngành; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhất là với thế hệ trẻ.

   Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao, sự đồng thuận trong xã hội đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19. Khắc phục tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch, nhưng cũng không tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng, căng thẳng trong Nhân dân. Nỗ lực truyền cảm hứng và tạo niềm tin cho Nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác, tích cực thực hiện phòng chống dịch. Tăng cường đấu tranh, phản bác các thông tin, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, phản động xung quanh việc phòng, chống dịch COVID-19.

   Tin tưởng rằng, với tinh thần cầu thị, lắng nghe, khát khao đổi mới và cống hiến, trên chặng đường dài phía trước, ngành Tuyên giáo tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của ngành, luôn hoàn thành sứ mệnh cao cả là “đi trước, mở đường”, tiếp tục đưa lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng thâm nhập vào quần chúng, tạo thành sức mạnh vật chất to lớn để thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng cao cả là xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn./.

NỖ LỰC ỔN ĐỊNH CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN


   Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp gây nguy cơ ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất, cung ứng trên địa bàn thành phố Hà Nội, ảnh hưởng trực tiếp đời sống dân sinh. Ứng phó với dịch bệnh, Hà Nội đã chủ động các kịch bản bảo đảm hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân, triển khai các giải pháp hỗ trợ, đồng hành với người dân vững vàng vượt qua đại dịch.  

     Bảo đảm đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống..

   Qua một tuần giãn cách xã hội, khác với tâm lý lo lắng, mua hàng tích trữ như trước, nhiều người dân Hà Nội bình tĩnh, yên tâm hơn trong mua sắm. Ghi nhận tại các chợ, siêu thị, hàng hóa được cung ứng khá tươi mới, đa dạng, phong phú từ thịt các loại, hải sản tới rau, củ, quả... Mức giá các mặt hàng vẫn như bình thường, không tăng đột biến. Thị trường hàng hóa bình ổn là kết quả của công tác chủ động chuẩn bị các kịch bản, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống của ngành công thương Thủ đô.

   Trước lo lắng của người tiêu dùng về việc cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân Thủ đô trong thời gian giãn cách xã hội, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: "Với việc bảo đảm hàng hóa, Hà Nội đã chủ động các phương án theo từng cấp độ của dịch. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hóa bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa... sẵn sàng phục vụ nhu cầu của người dân trên địa bàn. Ngành công thương hiện đang triển khai phương án 5 với mức hàng dự trữ tăng 3 lần so với các tháng bình thường, đạt tổng giá trị 194.000 tỷ đồng với 17 mặt hàng thiết yếu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp (DN) còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng. Cụ thể, Hà Nội dự trữ 836.000 tấn gạo; 167.346 tấn thịt lợn; thịt trâu, bò 48.150 tấn; 55.782 tấn thịt gia cầm; hơn 1 triệu quả trứng gia cầm...".

   Với kinh nghiệm từ thực hiện cách ly xã hội năm 2020 và kinh nghiệm từ các địa phương, TP Hà Nội đã chủ động chuẩn bị nguồn hàng, tính toán kế hoạch để lưu thông, phân phối hàng hóa, cùng với kiểm tra, giám sát để bảo đảm không tăng giá. Để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện làm kho dự trữ hàng; mở thêm các điểm bán hàng cố định, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết; sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng của các DN phân phối, các quận, huyện đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng thiết yếu trên địa bàn. “Trong bất kỳ tình huống nào, hàng hóa cũng bảo đảm đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng; phân bổ lượng hàng đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân thanh toán không dùng tiền mặt; phổ biến, thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ, website ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến”, bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.

     Khơi thông dòng chảy hàng hóa

   Thực tế cho thấy, một trong những thách thức khi thực hiện giãn cách xã hội là bảo đảm dòng chảy lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Trong ngày 24-7, ngày đầu thực hiện giãn cách, tại các cửa ngõ của Thủ đô đã xảy ra tình trạng một số xe chở nguyên liệu đầu vào sản xuất hoặc hàng hóa thiết yếu gặp khó khăn trong lưu thông, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người dân, DN. Trước tình hình đó, lãnh đạo TP Hà Nội đã trực tiếp thị sát, đánh giá thực trạng hoạt động và chỉ đạo biện pháp phân luồng từ xa, tạo thuận lợi lưu thông phương tiện, hàng hóa, không để xảy ra "đứt gãy" sản xuất, lưu thông giữa Thủ đô với các địa phương, trong thời gian Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND. Những ngày qua, hoạt động lưu thông của phương tiện trên “luồng xanh” qua các chốt kiểm dịch khi vào Hà Nội đã được cải thiện rõ rệt so với những ngày đầu lập chốt.

   Tại chốt kiểm soát đặt ở trạm thu phí Pháp Vân-Cầu Giẽ, lực lượng chức năng gồm: Quân đội, công an, y tế, dân quân tự vệ... có mặt thường trực 24/24 giờ hằng ngày. Theo Thiếu tá Phùng Quang Hưng, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) 14, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội), phụ trách chốt kiểm soát này: Lực lượng chức năng kiểm tra theo xác suất với các xe đã đăng ký "luồng xanh" được cấp mã QR Code chứ không phải toàn bộ phương tiện qua chốt để tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa. Mỗi xe đã đăng ký "luồng xanh" đều có lộ trình tương ứng, có xe đi vào thành phố hoặc chỉ đi qua để kết nối với tuyến đường khác. Những người qua chốt phải có chứng nhận test nhanh âm tính với Covid-19 còn hiệu lực và sẽ tiến hành khai báo y tế. "Xe chở hàng thiết yếu, thiết bị, vật tư y tế hoặc thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch, chúng tôi đều cố gắng để xe qua chốt nhanh nhất. Có nhiều trường hợp xe chưa đăng ký được trên "luồng xanh" nhưng vì hàng hóa thiết yếu nên vẫn căn cứ tình hình thực tế để giải quyết cho qua chốt", Thiếu tá Phùng Quang Hưng chia sẻ. Nhiều trường hợp người dân có công việc gấp phải vào Hà Nội như đi sân bay để xuất cảnh ra nước ngoài, đi công tác vẫn được lực lượng chức năng xem xét giải quyết với điều kiện có kết quả test nhanh âm tính với Covid-19.

     Kịp thời triển khai nhiều chính sách an sinh xã hội

   Nhấn mạnh việc quan tâm, chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo trước tác động của dịch bệnh, nhất là người dân bị tác động của đợt giãn cách xã hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành phải thường xuyên rà soát, kịp thời hỗ trợ, không để người dân bị thiếu đói, ốm đau mà không được giúp đỡ. Các cơ quan tham mưu nghiên cứu, cần thiết đề xuất mở rộng, nâng cao khoản hỗ trợ của thành phố so với quy định chung.

   Đáng chú ý, để kịp thời hỗ trợ người lao động (NLĐ) gặp khó khăn, Hà Nội đã nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trao đổi với báo chí, bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết: "Thành phố thực hiện theo nguyên tắc nhất quán: Điều gì tốt nhất cho NLĐ sẽ áp dụng tối đa; đồng thời đưa nguồn lực đến đúng đối tượng, tạo điểm tựa cho NLĐ vượt qua giai đoạn khó khăn. Theo đó, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21-7-2021 về việc thực hiện chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Chị Tống Thị Thoa (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) chia sẻ: “Tôi là lao động tự do, mở tiệm may tại nhà. Do ảnh hưởng giãn cách xã hội nên tôi phải đóng cửa hàng, không có thu nhập. Rất may, tôi nhận được trợ cấp từ thành phố. Số tiền tuy không nhiều nhưng cũng giúp gia đình tôi bớt đi phần nào khó khăn, đủ để mua những hàng hóa thiết yếu".

   Nỗ lực tạo việc làm mới cho NLĐ cũng là một trong những giải pháp trọng tâm được Hà Nội triển khai thực hiện, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân. Mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thị trường lao động thành phố đã ghi nhận những tín hiệu lạc quan hơn so với cùng kỳ năm 2020 và tình hình thất nghiệp cũng giảm hơn so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2021, toàn thành phố giải quyết việc làm cho 97.865/160.000 lao động, đạt 61,2% kế hoạch năm, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2020; đã tiếp nhận và ra quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 33.360 người với số tiền 830 tỷ đồng cho thấy tình hình thất nghiệp đã giảm (giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2020); hỗ trợ học nghề cho 1.153 người với số tiền 3,58 tỷ đồng.

   Cũng trong 6 tháng đầu năm, sở và các phòng lao động-thương binh và xã hội quận, huyện, thị xã đã tiếp nhận và giải quyết 12.149 hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với kinh phí thực hiện trên 68,5 tỷ đồng. Đến nay, thành phố đã thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp 6 tháng đầu năm cho hơn 88.000 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng với số tiền 950 tỷ đồng./.

QUAN HỆ MỸ- IRAN: HỐ SÂU KHÓ LẤP

 

   Các lãnh đạo Mỹ và Iran vừa có những tuyên bố cứng rắn đáp trả lẫn nhau về các cuộc đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân. Trong khi Washington hối thúc Tehran nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán, Iran lại coi những yêu sách của Mỹ là "không thể chấp nhận". Hố sâu khác biệt giữa Mỹ và Iran trong vấn đề hạt nhân xem ra chưa thể sớm san lấp.

   Nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Ðại giáo chủ Ali Khamenei vừa tuyên bố, Tehran sẽ không chấp nhận những yêu cầu "cứng nhắc" của Mỹ trong các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015. Theo ông Khamenei, Mỹ từng đơn phương rút khỏi thỏa thuận mà "không phải trả giá" nên không có gì bảo đảm Washington sẽ không lặp lại hành động đó một lần nữa. Phía Iran thông báo, các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) sẽ không được nối lại trước khi chính phủ mới của Iran nhậm chức trong tháng 8 này. Song, quyền quyết định cuối cùng của phía Tehran vẫn thuộc về lãnh tụ tối cao Ali Khamenei..

   Ngay lập tức, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken tuyên bố tiến trình đàm phán với Iran không thể trì hoãn vô thời hạn và Washington đã "chuẩn bị đầy đủ" để tiếp tục các cuộc thương lượng, đồng thời khẳng định Mỹ sẽ kiên trì theo đuổi con đường ngoại giao. Theo ông Blinken, Washington sẽ theo dõi động thái của Tehran và sẵn sàng trở lại Vienna để tiếp tục các cuộc đàm phán, nhưng tiến trình sẽ hoàn toàn phụ thuộc phía Iran.

   Những tuyên bố cứng rắn được Mỹ và Iran đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ðức) có tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đã tạm dừng. Kể từ khi nối lại đàm phán vào tháng 4/2021 tại Vienna (Áo), Iran và các bên tham gia JCPOA đã tiến hành sáu vòng đàm phán. Các bên hiện còn bất đồng về những vấn đề trọng tâm như các bước Iran cần thực hiện để trở lại tuân thủ thỏa thuận, cũng như tiến trình nới lỏng trừng phạt mà Mỹ có thể thực hiện đối với Tehran. JCPOA hạn chế Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran năm 2018, Tehran đã dần nới lỏng các cam kết của mình trong thỏa thuận, trong đó có việc nâng mức làm giàu urani lên 60%.

   Mỹ và Iran đều chưa có bất cứ động thái nào nhượng bộ nhau, kiên quyết yêu cầu phía bên kia đưa ra và thực thi các cam kết trước. Trước tình hình "căng như dây đàn" hiện nay, dư luận quốc tế bày tỏ lo ngại tiến trình đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân có nguy cơ đi vào ngõ cụt./.

TOÀN ĐẢNG LÀM CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, TRƯỚC HẾT LÀ BÍ THƯ, CẤP UỶ

 

   Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả mọi đảng viên, đòi hỏi mọi đảng viên phải coi trọng học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn để có những ý kiến đóng góp xây dựng đường lối, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ và nhất là trực tiếp góp phần hình thành các nghị quyết lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở.

   Trước khi bàn về phương châm, nguyên tắc hãy bắt đầu từ quan niệm về công tác tư tưởng. Con người có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Để thoả mãn nhu cầu vật chất, con người tổ chức các quá trình sản xuất vật chất. Để thoả mãn nhu cầu tinh thần, con người cũng có quá trình sản xuất ra các sản phẩm tinh thần. Khi xã hội loài người phân chia thành các giai cấp, giữa các giai cấp đối kháng nhau về lợi ích căn bản cũng nảy sinh nhu cầu sản xuất ra Hệ tư tưởng riêng để phản ánh, luận chứng cho địa vị và bảo vệ lợi ích giai cấp, chống lại giai cấp đối kháng..

   Quá trình sản xuất và truyền bá hệ tư tưởng làm xuất hiện các quan hệ tư tưởng tức là các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và truyền bá Hệ tư tưởng. Quá trình sản xuất hệ tư tưởng là quá trình hình thành và phát triển hệ thống quan điểm lý luận. Quá trình tái sản xuất hệ tư tưởng là quá trình truyền bá hệ tư tưởng, quá trình biến hệ tư tưởng thành sức mạnh vật chất, thành hành động của con người là quá trình “vật chất hoá” hệ tư tưởng. Quá trình tư tưởng còn bao gồm cả quá trình bảo quản, lưu giữ các giá trị tư tưởng.

   Trong lịch sử loài người, những giai cấp có hệ tư tưởng thông qua đội ngũ các nhà tư tưởng và hệ thống các thiết chế tư tưởng luôn tìm mọi cách tác động, chi phối các quan hệ tư tưởng và các quá trình tư tưởng của giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần xã hội thúc đẩy mọi thành viên trong xã hội hành động xây dựng và bảo vệ chế độ chính trị.

   Trong lịch sử nhân loại, khi xuất hiện giai cấp đối kháng thì cũng diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp. Nhưng không phải bất kỳ cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng xuất hiện Đảng chính trị. Chỉ đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản mà kết cục của cuộc đấu tranh này là giải phóng giai cấp – xoá bỏ giai cấp đối kháng – xoá bỏ áp bức bóc lột, giải phóng xã hội – xoá bỏ bất công, giải phóng con người, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Do tính chất triệt để mà hai giai cấp đối kháng này đòi hỏi phải có Bộ tham mưu chính trị, Lãnh tụ chính trị tập thể của giai cấp mình tức là Đảng chính trị. Do đó công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính Đảng nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động đạt mục tiêu của chủ thể hệ tư tưởng.

   Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Do đó lãnh đạo tư tưởng là một phương thức lãnh đạo rất quan trọng của Đảng. Từ đây chúng ta có thể nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn quan niệm về công tác tư tưởng của Đảng. Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng, công tác tư tưởng có nhiệm vụ trực tiếp xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức. Công tác tư tưởng cùng với công tác tổ chức góp phần xây dựng Đảng thành đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Hoạt động tư tưởng của Đảng nhằm bảo vệ, phát triển sáng tạo, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng đông đảo nhằm đem lại cho họ sự giác ngộ về thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, biến nó thành niềm tin, lý tưởng, lẽ sống, thành nguyên tắc đạo đức, tình cảm cách mạng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trong từng thời kỳ đi tới thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công tác tư tưởng là hoạt động quan trọng hàng đầu của Đảng - “Là linh hồn của mọi công tác của Đảng”. Chủ thể công tác tư tưởng là toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị. Do đó nguyên tắc chung chỉ đạo hoạt động tư tưởng của chủ thể là: “Toàn Đảng làm công tác tư tưởng, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Đảng, của các Bí thư, cấp ủy Đảng”. Chủ thể công tác tư tưởng bao gồm: Toàn thể đảng viên của Đảng, đội ngũ cán bộ tư tưởng chuyên trách, bí thư, cấp uỷ.

   Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả mọi đảng viên, đòi hỏi mọi đảng viên phải coi trọng học tập lý luận chính trị, tổng kết thực tiễn để có những ý kiến đóng góp xây dựng đường lối chính sách của Đảng trong từng thời kỳ và nhất là trực tiếp góp phần hình thành các nghị quyết lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở. Mọi đảng viên tích cực học tập quán triệt cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng, các nghị quyết của tổ chức Đảng mà mình sinh hoạt, chủ động tuyên truyền, cổ vũ, động viên quần chúng đồng thuận, tích cực tự giác thực hiện. Mọi đảng viên phải tự giáo dục, rèn luyện bản thân và nêu gương như Bác Hồ dạy: “Đảng viên đi trước làng nước theo sau”. Điều lệ Đảng do Đại hội XI thông qua, trong điều 2 Chương I: Đảng viên quy định đảng viên có 4 nhiệm vụ thì cả 4 nhiệm vụ này đều xác định đảng viên phải làm công tác tư tưởng trên 2 phương diện: Tự học tập, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tuyên truyền giáo dục quần chúng làm gương cho quần chúng noi theo.

     Công tác tư tưởng là một khoa học và nghệ thuật

   Tiến hành công tác tư tưởng nhằm phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng cơ sở khoa học thực tiễn để hình thành cương lĩnh, đường lối chính sách trong từng thời kỳ. Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh đường lối chính sách của Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm đem lại cho họ sự giác ngộ về thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản, biến nó thành niềm tin, lý tưởng, lẽ sống, thành nguyên tắc đạo đức, tình cảm cách mạng. Cổ vũ, động viên tính tích cực, tự giác sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Công tác tư tưởng góp phần quan trọng vào việc hình thành thượng tầng kiến trúc mới về mặt hình thái ý thức. Góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức lối sống và nhân cách. Với tất cả những nội dung cơ bản trên, công tác tư tưởng là một khoa học, nghệ thuật, do đó, phải có đội ngũ cán bộ tư tưởng chuyên trách có bản lĩnh, được đào tạo bài bản, có trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ công tác nghiên cứu lý luận, tuyên truyền, cổ động, báo chí xuất bản, văn nghệ, khoa học công nghệ, môi trường, giáo dục đào tạo, dạy nghề và một số lĩnh vực xã hội khác. Đội ngũ cán bộ tư tưởng chuyên trách này là lực lượng nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, tuyên giáo của Đảng. Lịch sử 91 năm qua của cách mạng Việt Nam, các thế hệ cán bộ tư tưởng chuyên trách đã phát triển theo mỗi bước tiến lên của sự nghiệp cách mạng với những cống hiến xuất sắc và những bước trưởng thành vượt bậc.

   Ngày nay, những chiến sỹ trên mặt trận quan trọng hàng đầu này từ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy lý luận, các báo cáo viên – tuyên truyền viên, đội ngũ báo chí, xuất bản, phát hành, đội ngũ các nhà văn hoá, văn nghệ sỹ luôn kiên định vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình, có mặt ở những mũi nhọn, của sự nghiệp đổi mới, CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đáp ứng yêu cầu công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo trong thời kỳ mới, thực hiện đường lối Đại hội XIII chúng ta cần xây dựng, sắp xếp tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan, các thiết chế công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo nhất là đổi mới quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ tư tưởng và bồi dưỡng có hiệu quả đội ngũ các cán bộ tư tưởng đương chức và cùng xây dựng, bổ sung một số chính sách, cơ chế tạo động lực mạnh cho đội ngũ các chiến sỹ tư tưởng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

   Toàn Đảng làm công tác tư tưởng nhưng trước hết là Bí thư, cấp uỷ Đảng.

   Toàn Đảng làm công tác tư tưởng vừa là phương châm chỉ đạo vừa là nguyên tắc hành động khi tiến hành công tác tư tưởng. Toàn Đảng làm công tác tư tưởng trước hết là bí thư, cấp uỷ. Bí thư, cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động tư tưởng giữ vai trò quyết định thắng lợi trên mặt trận tư tưởng.

   Để lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác tư tưởng, trước hết như Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết: “Các cấp, các ngành cần nâng cao trình độ lãnh đạo chính trị, lãnh đạo tư tưởng và xem công tác tư tưởng là then chốt để hoàn thành tốt mọi mặt công tác. Tôi đề nghị từ nay những chỉ thị, nghị quyết của Đảng cần nêu rõ vấn đề lãnh đạo tư tưởng trong khi hoàn thành nhiệm vụ và trong chương trình nghị sự của các cấp uỷ công tác tư tưởng phải có một vị trí xứng đáng. Các báo cáo của cấp uỷ dưới gửi lên cấp trên hoặc của các ngành gửi cho cấp uỷ, nói chung không nên thiếu phần nói về công tác tư tưởng trong quá trình vận động nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và của Nhà nước. Trong kế hoạch công tác của các cấp uỷ, các ngành cũng cần nêu rõ công tác tư tưởng”.

    Định kỳ các cấp uỷ thực hiện chế độ nghe báo cáo, phân tích tình hình tư tưởng, các tình huống tư tưởng ở những mũi nhọn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để kịp thời định hướng tư tưởng, chỉ đạo xử lý các điểm nóng tư tưởng.

   Định kỳ các đồng chí thường vụ cấp uỷ có kế hoạch xuống cơ sở tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

   Mỗi nhiệm kỳ cấp uỷ Đảng các cấp cần có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo công tác tư tưởng thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng cấp mình. Trong đó có chủ trương củng cố kiện toàn các cơ quan, các thiết chế làm công tác tư tưởng và quyết định chương trình đào tạo mới và bồi dưỡng lực lượng cán bộ tư tưởng chuyên trách.

   “Trong lịch sử Đảng ta, từ ngày thành lập đến nay các đồng chí Tổng Bí thư đều trực tiếp chỉ đạo công tác tư tưởng. Đó là một trong những nét đặc sắc trong truyền thống 70 năm của công tác tư tưởng – văn hoá, đồng thời là vinh dự của ngành”… “Thật vinh dự cho thế hệ chúng ta khi được kế tục sự nghiệp vẻ vang của các bậc tiền bối mà vị tổng chỉ huy là Bác Hồ kính yêu và đội ngũ chiến sỹ tiên phong là những học trò xuất sắc của Người. Đó là các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn – những nhà chiến lược đồng thời cũng là những nhà tư tưởng lớn của Đảng. Đồng chí Phạm Văn Đồng là nhà kinh tế đồng thời cũng là nhà lãnh đạo tư tưởng, nhà văn hoá tiêu biểu. Đồng chí Lê Đức Thọ vừa là nhà tổ chức vừa là nhà lãnh đạo tư tưởng… Rồi các đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và nhiều cán bộ ưu tú khác của Đảng cũng đều là những cán bộ tư tưởng xuất sắc của Đảng”.

   Tư tưởng có những quy luật riêng; để nhận thức rõ sự vật, hiện tượng phải có lý trí để hành động phải có tình cảm. “Công tác tư tưởng là công tác tinh vi nhất vì nó đụng đến tâm tư tình cảm của con người, nó nắm được mạch sống của xã hội và có khả năng phát huy tính tự giác, tính tích cực, chủ động và óc sáng tạo của quần chúng để hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng đề ra. Mỗi cơ quan lãnh đạo của Đảng cần đi sâu nghiên cứu vấn đề lãnh đạo tư tưởng, dùng công tác tư tưởng làm đòn bẩy để đẩy mạnh mọi mặt công tác khác”.

   Để lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, Đảng ta đã xác định một số phương châm, nguyên tắc như nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, nguyên tắc công tác tư tưởng gắn với cuộc sống, và một số phương châm công tác tư tưởng như công tác tư tưởng phải gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ chính trị với phong trào cách mạng của quần chúng, đi sâu vào từng đối tượng, kịp thời giải đáp những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống; kết hợp chặt chẽ nội dung giáo dục ba mặt: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối chính sách của Đảng; Kiến thức khoa học xã hội và khoa học tự nhiên; Phẩm chất và đạo đức cách mạng. Kết hợp giáo dục lý luận quan điểm cơ bản với giáo dục tình hình nhiệm vụ trước mắt; kết hợp giáo dục tư tưởng trong học tập với việc rèn luyện trong thực tiễn cách mạng; kết hợp công tác tư tưởng trong Đảng với công tác tư tưởng ngoài xã hội… nhưng trước hết phải quán triệt sâu sắc và nghiêm túc thực hiện phương châm nguyên tắc bao trùm: Toàn Đảng làm công tác tư tưởng, trước hết là bí thư, cấp ủy./.

ĐOÀN KẾT, SÁNG TẠO ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH

 

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài cùng chung sức, đồng lòng tham gia phòng, chống đại dịch nguy hiểm này.

Trong lời kêu gọi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi tha thiết kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài: Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa; toàn dân tộc muôn người như một, đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết ngăn chặn, đẩy lùi bằng được, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng”.

Đoàn kết chính là sức mạnh nội sinh và đó cũng là sức mạnh vô địch để dân tộc Việt Nam vượt qua những chông gai, thử thách, giành được những thắng lợi hết sức vĩ đại trong dòng chảy lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đặc biệt, từ khi có Đảng lãnh đạo, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc lại được nhân lên gấp bội. Từ một dân tộc nhỏ bé, bị giặc ngoại xâm đô hộ, bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã lập nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; đã kiên trì đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Và cũng chính bằng sức mạnh vô địch ấy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã và đang nỗ lực phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng hùng cường, phát triển, với vị thế và uy tín trên trường quốc tế ngày càng cao.

Đại dịch Covid-19 đang đặt nhân loại trước những thách thức mới, tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thấy nguy cơ của đại dịch và có chiến lược, sách lược, nguyên tắc ứng phó kịp thời, hiệu quả. "Mục tiêu kép" chúng ta đề ra đang được vận hành rất sáng tạo, quyết liệt ở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vô cùng phức tạp, hơn lúc nào hết để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, cần sự chung tay, góp sức của mỗi cán bộ, chiến sĩ, của mỗi người dân và đồng bào ta ở nước ngoài. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Tôi tin tưởng sâu sắc rằng, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự giúp đỡ chí tình của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19".

Muôn người như một, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ và chính quyền các cấp, tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, bình tĩnh và đề cao cảnh giác, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng đại dịch để mỗi gia đình bình yên và đất nước ta tiếp tục ổn định, phát triển./.

CÓ CHUNG SỨC ĐỒNG LÒNG, VIỆT NAM ẮT THẮNG ĐẠI DỊCH

 


Hiện là đợt bùng dịch thứ 4, và lần này, sức ảnh hưởng của dịch lớn hơn rất nhiều với ba lần trước đó. Ở "tiền tuyến" ngoài kia, các y bác sĩ không quản ngại vất vả, nguy hiểm, khoác những bộ đồ bảo hộ nóng ngốt người lao vào tâm dịch, bỏ lại gia đình, bạn bè, bỏ lại những thói quen hằng ngày.

Trong tâm dịch, có những ngày họ thức trắng đêm gồng mình chống dịch, cứu chữa cho người bệnh, thực hiện kiểm tra những mẫu thử COVID-19. Cũng ở "tiền tuyến" ngoài kia, những chiến sĩ an ninh túc trực khắp dải biên cương, khắp các chốt canh phòng, khắp các con ngõ, cần mẫn, cảnh giác cao độ để bảo vệ an toàn cho cộng đồng.

Từ những hình ảnh được cập nhật về từ tâm dịch, giữa cái mệt mỏi của cả sức và trí, đội ngũ y bác sĩ của chúng ta chưa hề mất đi sự lạc quan, tin tưởng vào một ngày không xa, sự kiên cường của chúng ta sẽ đánh bại đại dịch này, bởi họ luôn biết ngoài kia, nơi "hậu phương" là triệu triệu người dân Việt Nam luôn đồng lòng hướng về họ, những chiến sĩ áo trắng thời bình.

Nơi đây là "hậu phương", nơi có toàn bộ con dân Việt Nam chung sức đồng lòng. Những ngày này, người người nhà nhà tuân thủ nghiêm ngặt mọi chỉ thị của Nhà nước: hạn chế di chuyển tối đa, ai ở đâu ở yên đó.

Các cơ quan bố trí làm việc xen kẽ 50-50 để nới rộng khoảng cách chỗ ngồi nơi làm việc, hoặc bố trí làm việc tại nhà. Nguyên tắc 5K được thực hiện triệt để ở mỗi cá nhân. Tất cả những nỗ lực này nhằm khống chế, hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh.

Dù rằng có rất nhiều bất cập khi mọi hoạt động hiện tại đều bị đình trệ lại, nhưng vì lợi ích của cộng đồng, để toàn dân được sớm quay trở về cuộc sống bình thường thì chúng ta ai cũng tập thích nghi dần, tất cả vì mong muốn nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, vì an toàn chung của bản thân và xã hội.

Sài Gòn -TP Hồ Chí Minh, cố lên nhé! Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, sẽ ổn thôi mà! Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, cũng sẽ ổn thôi! Cần Thơ và các tỉnh miền Nam, nhất định sẽ vượt qua. Việt Nam, nhất định sẽ chiến thắng./.