Hiện
nay, các thế lực thù địch lợi dụng internet, mạng xã hội để phát tán nhiều loại
thông tin sai trái, thù địch, độc hại nhằm chống phá cách mạng nước ta, thúc đẩy
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, tác động tiêu cực đến tình hình
tư tưởng, làm giảm lòng tin của cán bộ, chiến sĩ vào sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy,
tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn
làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá quân đội của các thế lực thù
địch trên không gian mạng trong tình hình hiện nay là hết sức cần thiết.
1. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra
mạnh mẽ, cùng với sự bùng nổ của internet, mạng xã hội và những vấn đề nảy sinh
từ mặt trái của cơ chế thị trường, hoạt động chống phá quân đội của các thế lực
thù địch ngày càng gia tăng. Thủ đoạn hiện nay của chúng là triệt để lợi dụng
không gian mạng, nhất là các trang mạng xã hội để tán phát các tài liệu, bài viết,
lồng ghép các hình ảnh, tạo các video clip tuyên truyền các thông tin có nội
dung xuyên tạc, nói xấu nội bộ, đả kích cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội;
kích động, xuyên tạc bản chất cách mạng, chức năng, nhiệm vụ quân đội, bôi nhọ
lãnh đạo, chỉ huy, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” nhằm từng bước thẩm thấu, tác động
vào nhận thức, tình cảm, gây hoài nghi trong cán bộ, chiến sĩ về đường lối lãnh
đạo của Đảng, thực trạng của xã hội, vai trò của quân đội hiện nay với mục đích
làm cho nội bộ dao động về tư tưởng, giảm sút niềm tin và ý thức trách nhiệm
trong thực hiện nhiệm vụ tiến tới thực hiện “phi chính trị hóa” quân đội. Bên cạnh
thủ đoạn trên, các đối tượng còn khai thác việc quân nhân có những phát ngôn hoặc
trả lời phỏng vấn của các cơ quan báo chí, truyền thông có nội dung chưa chính
xác về những vấn đề nhạy cảm để tuyên truyền xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước;
tạo ra những phản ứng trái chiều, phức tạp trong xã hội, tác động tiêu cực đến
lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Đáng chú ý, khi các phương tiện thông tin đại
chúng, nhất là báo chí đưa thông tin về các vụ việc vi phạm pháp luật, kỷ luật
của quân nhân, các vấn đề được dư luận quan tâm trên lĩnh vực quốc phòng như:
Việc sử dụng đất quốc phòng tại một số đơn vị; những sai phạm, khuyết điểm của
một số cán bộ, chỉ huy quân đội... nhiều báo điện tử “rầm rộ” đưa lại thông tin
với những tiêu đề “giật gân” nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, tác động xấu tới
tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ và dư luận nhân dân đối với quân đội, làm suy giảm
uy tín của quân đội; tạo điều kiện cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng
để tuyên truyền chống phá. Trong thời gian qua, các thế lực thù địch tăng cường
chống phá đối với quân đội, tập trung vào một số hoạt động sau:
Thứ nhất, hoạt động tuyên truyền chống phá
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa
XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; với các luận điệu: Đưa ra những đồn đoán
về nhân sự cấp cao và bộ máy Đảng và Nhà nước; xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, hoạt
động của Quốc hội; tung tin xuyên tạc, nói xấu, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và một số cán bộ chủ chốt các cấp; đồng thời, khuyếch trương một
số đối tượng tuyên bố ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp.
Thứ hai, lợi dụng một số cán bộ có biểu hiện
thoái hóa biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, các đối
tượng tán phát nhiều tài liệu, bài viết, “Thư ngỏ” trên các trang mạng xã hội
tuyên truyên, kêu gọi cán bộ, đảng viên trong quân đội “từ bỏ chế độ”, “từ bỏ Đảng”,
“ủng hộ” phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền của người dân,
tham gia “phong trào đấu tranh lật đổ chế độ”. Điển hình là việc lợi dụng ông
Chu Hảo tuyên bố “bỏ Đảng” và việc đối tượng Lê Văn Thương tự xưng là sĩ quan
quân đội có quan điểm ủng hộ ông Chu Hảo, chúng tuyên truyền xuyên tạc vai trò
của Đảng Cộng sản Vỉệt Nam và đã có nhiều quân nhân “tự nguyện xin rời bỏ quân
đội”, “từ bỏ Đảng” để “tham gia đấu tranh dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam, qua
đó kích động cán bộ, đảng viên, quân nhân “từ bỏ Đảng”.
Thứ ba, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm dễ gây
bức xúc trong đời sống xã hội liên quan đến quân đội, các đối tượng tán phát
tài liệu trên không gian mạng nói xấu nội bộ, lãnh đạo, chỉ huy quân đội, xuyên
tạc chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta, gây hoài nghi, bức xúc trong xã hội,
tác động xấu tới tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ. Đơn cử, lợi dụng sự việc liên
quan đến đất quốc phòng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội các đối
tượng tán phát nhiều tài liệu tuyên truyền xuyên tạc chức năng, nhiệm vụ của
quân đội ta, gây bức xúc và hoài nghi trong nhân dân về thực trạng quản lý, sử
dụng đất quốc phòng, về vấn đề quân đội làm kinh tế và việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của quân đội, tác động xấu tới tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ.
Các đối tượng trong nhóm “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”,
“Câu lạc bộ Phan Tây Hồ” và một số cá nhân đã ký tên vào “Thư ngỏ” gửi Thủ tướng
Chính phủ có nội dung xuyên tạc cho rằng trong quân đội có “nhóm lợi ích”, đề
nghị Chính phủ tổ chức hội thảo về việc thu hồi sân golf, thu hồi toàn bộ đất
quốc phòng sử dụng không đúng mục đích để
phục vụ công ích.
Thứ
tư, lợi dụng các sự việc Bộ Chính trị xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao của
quân đội; lợi dụng các thông tin, tài liệu, hình ảnh có liên quan đến quân đội
do báo chí phản ánh để lồng ghép các hình ảnh, bài viết nói xấu, hạ uy tín chỉ
huy, tướng lĩnh và cán bộ, chiến sĩ, gây ảnh hưởng tới hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Một số đối tượng xấu ngoài xã hội giả danh cán bộ cấp cao quân đội, giả mạo tài
liệu, con dấu để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân; mạo danh cán bộ cấp
cao, nhà khoa học của quân đội để vận động thành lập “Ban liên lạc Người có
công” nhằm trục lợi về kinh tế bị cơ quan chức năng phát hiện, điều tra làm rõ,
báo chí phản ánh cũng được chúng triệt để lợi dụng để tán phát tài liệu chống
phá. Thâm độc hơn, chúng móc nối, chỉ đạo một số đối tượng giả danh cán bộ, chiến
sĩ trà trộn vào các cuộc tuần hành, biểu tình của người dân liên quan đến việc
phản đối Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sau đó chụp ảnh, quay
video clip tán phát trên không gian mạng, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước,
Quân đội ta, hô hào, lôi kéo người dân biểu tình gây ảnh hưởng tới uy tín của
quân đội.
Thứ năm, làm mới thông tin cũ, bịa đặt
thông tin mới được chúng tiến hành khá “bài bản”. Thông tin cũ được lựa chọn để
“làm mới” và “thông tin mới được lựa chọn để bịa đặt” thường là những đoạn
video clip hoặc hình ảnh có liên quan đến mối quan hệ cán bộ với chiến sĩ trong
đơn vị; quan hệ quân - dân, v.v... các đối tượng lồng ghép, giật tít như “cán bộ
hành hung chiến sĩ”, “chiến sĩ cũ đánh chiến sĩ mới”, “hành động trù dập”... hoặc
khuấy lại các vụ việc đã được xử lý, giải quyết từ lâu nhưng chúng đưa ra “làm
mới”; những thông tin mới, mặc dù đã có kết luận của các cơ quan nhưng chúng bịa
đặt, xuyên tạc, bình luận một chiều. Thời điểm tán phát để “làm mới” hoặc bịa đặt
thường là trước mùa tuyển quân, trước các sự kiện chính trị của đất nước, quân
đội... nhằm mục đích tác động, tạo tâm lý lo lắng, kích động thanh niên trốn
tránh nghĩa vụ quân sự, gây dư luận trái chiều trong xã hội, làm ảnh hưởng uy tín
và giảm sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Thứ sáu, kích động chia rẽ nội bộ quân đội,
chia rẽ quân đội với các bộ, ngành, địa phương. Thời gian qua, các thế lực thù
địch ra sức tuyên truyền, xuyên tạc về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của quân đội,
kích động gây chia rẽ nội bộ quân đội. Điển hình như: Liên quan đến việc ngày
10/8/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Biên phòng Việt
Nam, tại hội nghị này, đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an và đồng chí Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng đưa ra các ý kiến về thẩm quyền duy trì công tác an ninh trật tự, an
toàn xã hội khu vực biên giới, cửa khẩu. Lợi dụng vấn đề này, trang phản động
Việt Tân phát tán tài liệu “Bộ Công an giành quyền kiểm soát biên giới với Bộ
Quốc phòng”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét