Do
đặc thù phát triển quá nhanh của công nghệ, của các dịch vụ, nội dung thông tin
trên mạng nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã bộc lộ nhiều bất
cập, hạn chế, chưa cụ thể hóa, bao quát hết các đối tượng và hoạt động cần quản
lý, hành vi sai phạm, chế tài xử lý chưa bảo đảm tính răn đe. Trong khi đó, quy
trình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực
này theo quy định hiện hành mất khá nhiều thời gian, dẫn đến việc quy định vừa
sửa đổi, bổ sung xong đã bắt đầu lạc hậu, gây khó khăn cho công tác quản lý. Vì
vậy, để kịp thời ngăn chặn, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch trên mạng
xã hội ở Việt Nam cần nghiên cứu, vận dụng thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ
nhất, cần có giải pháp về cơ chế, chính sách: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp
luật, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng
các văn bản mới và xây dựng cơ chế chính sách về thông tin điện tử cho phù hợp
với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả quản lý, bổ sung các chế tài xử lý sai
phạm nghiêm khắc hơn.
-
Tổ chức họp định kỳ, đột xuất nhằm định hướng, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của
các trang mạng xã hội trong nước.
-
Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra những
“đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
-
Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử
lý thông tin sai phạm trên mạng. Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, mức
độ nghiêm trọng có thể xem xét rút giấy phép; tăng cường hướng dẫn, phối hợp với
Sở TTTT các địa phương và các đơn vị chức năng có liên quan xử lý hoạt động sai
phạm về thông tin điện tử trên mạng.
Thứ
hai, cần chú trọng xây dựng tốt công tác kỹ thuật, công nghệ: Xây dựng cơ chế
phối hợp giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp; nghiên cứu, định hướng trong
việc xây dựng bộ lọc và có cơ chế cập nhật khi có yêu cầu để các doanh nghiệp
thực hiện; kịp thời ngăn chặn truy cập, chia sẻ, tạm ngừng hiển thị nội dung
trên mạng internet khi phát hiện thông tin vi phạm.
-
Chuẩn bị các phương án kỹ thuật, công nghệ phù hợp để có thể chủ động ngăn chặn
các thông tin vi phạm trong trường hợp khẩn cấp với quyết tâm, thống nhất cao
và sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông, internet;
Thứ
ba, xây dựng đầu mối tiếp nhận, quy trình xử lý tin giả trên mạng xã hội: Bộ
Thông tin và Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông tại các địa phương
sẽ là đầu mối thực hiện việc xử lý đối với các hành vi tung tin giả của các tổ
chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Việc xác định tin giả cần có sự phối hợp đồng
bộ giữa các Bộ, ngành có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc biệt
trong việc nhận diện và xác định tin giả theo từng lĩnh vực, đối tượng ảnh hưởng
đối với các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội... Ngoài
ra, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp cần chủ
động tập hợp, cung cấp các tài liệu, chứng cứ để các cơ quan chức năng xác lập
hành vi của các đối tượng tung tin giả.
Thứ
tư, cần tuyên truyền rộng rãi, nâng cao nhận thức: Các cơ quan chức năng tiếp tục
chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí & truyền thông liên quan triển
khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người sử
dụng về các quy định của pháp luật có liên quan nội dung thông tin trên mạng.
-
Tăng cường việc tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các thế hệ học sinh,
sinh viên và các bậc phụ huynh nhằm cung cấp, trao đổi thông tin về những mặt
tích cực và tiêu của Internet để thế hệ trẻ biết sàng lọc trước các luồng thông
tin xấu độc.
-
Đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực
tuyên truyền, cần coi mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông tương tự như
báo, đài, truyền hình để tiến hành các hoạt động tuyên truyền.
-
Đối với các ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi
mạng xã hội cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch truyền
thông của riêng mình. Cần khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh website của
mình cần mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực mình
quản lý, qua đó tiếp cận và minh bạch thông tin với người dân.
-
Xây dựng và phổ biến rộng rãi bộ quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội đối với người
sử dụng internet tại Việt Nam, thúc đẩy hình thành văn hóa ứng xử, chia sẻ thông
tin lành mạnh, lên án, tẩy chay hành vi đi ngược lại lợi ích cộng đồng, lợi ích
quốc gia trên mạng internet. Triển khai các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn,
phổ biến kỹ năng sử dụng internet an toàn và hiệu quả.
Thứ
năm, phát triển mạng xã hội do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ: Hiện
nay tại Việt Nam, một số mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, Youtube vẫn
đang chiếm phần lớn thị trường, chính vì vậy trong ngắn hạn, các giải pháp quản
lý và tuyên truyền vẫn cần tiến hành đối với mạng xã hội này. Tuy nhiên về dài
hạn, Việt Nam cần có những mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh
tranh được với Facebook tại Việt Nam và do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch
vụ. Do đó, cần có các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng
xã hội trong nước phát triển.
Thứ
sáu, các cơ quan cung cấp thông tin báo chí cần quan tâm chú ý nâng cao nhận thức
của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các
thế lực thù địch. Chỉ đạo đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên
nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn nữa về Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Xây dựng nền tảng xuất
bản mở và đa nền tảng. Ứng dụng các công cụ hỗ trợ quản lý vận hành báo có tính
liên thông cao, ví dụ: Nhân sự, công việc, tính hiệu quả cần được liên kết chặt
chẽ, lấy công nghệ làm nền tảng, lấy công nghệ làm phương tiện, lấy công nghệ
làm công cụ dự báo. Bám sát việc phát
triển công nghệ của toà soạn với hoạt động chuyển đổi số chung của Chính phủ và
doanh nghiệp để đồng bộ trong chuẩn giao tiếp về thông tin.
Thứ
bẩy, Ban Chỉ đạo 35 của Ban Tuyên giáo
Trung ương cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thiện
các văn bản chỉ đạo và quy chế, các tình huống trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội
ở Việt Nam hiện nay. Ban Chỉ đạo 35 cần
chủ động phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy bám sát thực tiễn, kịp thời dự báo
những tư tưởng không tích cực, những vấn đề nổi cộm tại các địa phương, chú ý đến
việc bảo vệ nhân quyền của các giáo hội …; chủ động cung cấp thông tin với các
nước, các tổ chức quốc tế về những nội dung quan điểm nhận thức chưa đúng về
công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
Thứ
tám, các cơ quan báo chí cần lựa chọn những người có vị thế, uy tín trong xã hội
có nhiều bài viết, nêu gương trong việc đấu tranh với những quan điểm sai trái,
thù địch để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Tùy theo tính chất nhiệm
vụ và khu vực Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền
thông tổ chức các lớp tập huấn của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí và những
phóng viên chủ chốt, tích cực trong việc viết bài, phản ánh không chỉ trên báo
mà còn các phương tiện trên mạng xã hội
với những cách làm sáng tạo để kiên quyết đập tan các âm mưu thủ đoạn của các
thế lực thù địch; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.
Trong
năm 2021 và những năm tiếp theo, các cơ quan báo chí cần chủ động tuyên truyền
về Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII; chú trọng vào việc tuyên truyền các
ngày lễ kỷ niệm trong từng năm như: Ngày thành lập Đảng, ngày giải phóng hoàn
toàn miền Nam thống nhất đất nước; Quốc khánh 2/9; Cách mạng Tháng Tám thành
công; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam…/.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét