Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Kinh nghiệm bảo vệ biên giới của ông cha ta

 

Từ truyền thống ngàn năm dựng nước, giữ nước, cha ông ta đã đúc kết:

Trách nhiệm quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới trước hết phải là trách nhiệm của Nhà nước, của triều đình trung ương

Trách nhiệm đó luôn được thể hiện ở chủ trương chiến lược, ở kế sách và thái độ quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của triều đình trung ương.

 Lê Thái Tổ đã từng dạy: “Biên phòng hảo vị trù phương lược

                                                  Xã tắc ưng tu kế cửu an”.

 Lê Thánh Tông đã từng nói: “Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được”. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất đai của Thái Tổ để lại để làm mồi cho giặc, người ấy sẽ bị trừng trị nặng”.                                                  

  Nhà nước luôn luôn coi trọng vai trò to lớn của nhân dân biên giới

Trong lịch sử hình thành lãnh thổ quốc gia mấy nghìn năm qua, Việt Nam luôn phải đối phó với chính sách bành trướng bằng vũ lực của phong kiến Hán tộc để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, luôn phải đấu tranh để chống lại những hành động xâm lấn hoặc mua chuộc dụ dỗ các tù trưởng thiểu số của ta dâng đất cho chúng, để gặm nhấm dần lãnh thổ đất ta kiểu tằm ăn lá dâu (chính sách tàm thực).

Biên giới, vùng biển nước ta cũng là nơi cư trú của phần lớn các tộc người thiểu số. Họ là lực lượng tại chỗ rất quan trọng, luôn đứng mũi chịu sào nơi tuyến đầu để bảo vệ bờ cõi, Các vua sáng tôi hiền Việt Nam luôn hiểu rõ sức mạnh của dân, coi sức dân như nước, “dân là gốc của nước”. Vì vậy, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn coi trọng vai trò chiến lược của đồng bào các dân tộc biên giới, coi đó là “phương lược tốt”, “kế cửu an” cho xã tắc trong việc bảo vệ toàn vẹn biên cương. Đây là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để xây dựng chiến lược “biên giới lòng dân” trong lịch sử.

Như vậy, sự nghiệp gìn giữ quốc gia cương thổ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, gian khổ, lâu dài. Để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, ông cha ta đã coi mỗi người dân biên giới là một người lính biên thùy. Với quan điểm cả nước đánh giặc, toàn dân là lính, Nhà nước đã huy động được sức mạnh nhân dân biên giới, vùng biển, lực lượng trực tiếp tại chỗ rất quan trọng để bảo vệ bờ cõi.

PHAO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét