Ngay sau khi thông tin chính thức về việc Việt Nam với tư cách thành viên của Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) và sẽ là thành viên duy nhất của ASEAN tham gia ứng cử vào vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 tới đây, trên diễn đàn của một số cá nhân, tổ chức chống phá, thiếu thiện chí như RFA, BBC Tiếng Việt, “Việt Tân” hay Nguyễn Văn Đài đã ngay lập tức đã đăng tải các bài viết có nội dung kêu gọi các cá nhân, tổ chức quốc tế không bỏ phiếu cho Việt Nam làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và đồng thời xuyên tạc, vu cáo về thực tiễn vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian qua.
Thậm chí, vào giữa tháng 4 vừa qua trên một số
diễn đàn đã đăng tải cho rằng đã có 08 tổ chức, đây là những tổ chức phản động,
chống phá đất nước khi đã soạn thảo cái gọi là “Thư ngỏ” để nhằm thu thập chữ
ký của các cá nhân, tổ chức để nhằm “ngăn chặn Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân
quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025”. Mục tiêu “Thư ngỏ” mà các đối tượng đưa ra là nhằm
thu thập 100.000 chữ ký từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2022 và sau đó, kiến nghị
thư này sẽ được gửi tới Liên Hợp Quốc, Đại sứ Mỹ, Anh. Đến nay, sau hơn 1 tháng
“nỗ lực” kêu gọi thì họ đã thông báo rằng đã có 300/100.000 người ký tên yêu
cầu Liên hợp quốc loại Việt Nam ra khỏi danh sách ứng cử vào Hội đồng Nhân
quyền. Với viễn cảnh này thì bao giờ họ mới thu thập được đủ mục tiêu 100.000
người ký tên như mục tiêu họ đã đề ra khi thời gian còn hơn 2 tháng và liệu
trong 300 chữ ký mà họ thu thập được thì bao nhiêu trong số đó là tài khoản ảo
và đó là chưa kể đến việc Liên Hợp quốc hay các vị Đại sứ Mỹ, Anh cũng chỉ xem
những “thư ngỏ” này như những tờ giấy vụn đấy thôi.
Thực tế chúng ta có thể thấy rằng, cũng giống
như lần trước vào dịp Việt Nam ứng cử và sau đó là thành viên Hội đồng Nhân
quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016, các phần tử thiếu thiện chí, chống
phá Việt Nam cũng rêu rao trên các diễn đàn trang mạng các chiêu trò “thư ngỏ”,
“kiến nghị”… để kêu gọi không bỏ phiếu cho Việt Nam. Vậy nhưng Việt Nam đã
chiếm tỷ lệ phiếu ủng hộ rất cao và là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp
quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và những năm gần đây Việt Nam đã ngày càng chủ động và
tham gia các tổ chức của Liên Hợp quốc, là thành Ủy viên không thường trực của
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2020.
Việt Nam cũng đã ký kết, tham gia hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con
người.
Gần đây Việt Nam cũng đã thực hiện Báo cáo
giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát
định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, đã khẳng
định nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Sự ghi nhận của cộng đồng
quốc tế về những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người là
những minh chứng sống động để bác bỏ những “Thư ngỏ” hay những luận điệu sai
trái, xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hay kêu gọi không bỏ phiếu
Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét