Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo làm mất an ninh trật tự xã hội, gây tổn hại đến các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa dân tộc, ngăn cản chức sắc, tín đồ tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; những hành vi, hành động lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ; xâm phạm đến độc lập, chủ quyền của Tổ quốc đều phải xử lý theo pháp luật.
Văn kiện Đại hội XIII, Đảng ta nhấn mạnh: “thực hiện tốt đoàn kết
tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất
nước”[1].
Như vậy, không chỉ “kiên quyết đấu tranh”, mà còn “nghiêm trị” mọi âm mưu, hành
động chống phá của các thế lực thù địch.
Bên cạnh đó, cần phải “Chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn
lật đổ”, phòng ngừa, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh
mạng và an ninh xã hội. Xử lý hài hòa các vấn đề dân tộc, tôn giáo, bức xúc xã
hội, không để xảy ra các “điểm nóng”[2].
Những vấn đề dân tộc, tôn giáo không được giải quyết kịp thời, thỏa đáng, dứt
điểm, bùng phát “điểm nóng” chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất ổn định
chính trị - xã hội cục bộ, các thế lực thù địch bên ngoài tạo cớ can thiệp,
tiến hành bạo loạn lật đổ hòng thực hiện mục đích chính trị của chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét