Theo Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, “Chủ nghĩa dân tộc là tâm lý, hệ tư tưởng, thế giới quan và chính sách thích những dân tộc này hơn những dân tộc khác, tán dương dân tộc mình, gây căm thù dân tộc và thù hằn chủng tộc”(1). Theo đó, chủ nghĩa dân tộc được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chủ nghĩa sô-vanh nước lớn có tâm lý coi thường các dân tộc khác, tự cho mình quyền “khai hóa văn minh” cho các dân tộc nhỏ hơn hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, có khuynh hướng khép kín, không muốn mở rộng quan hệ với các dân tộc khác. Cả hai khung hướng này của chủ nghĩa dân tộc đều xa lạ với bản chất của giai cấp vô sản - giai cấp đại diện cho chủ nghĩa quốc tế vô sản. Do đó, về bản chất, chủ nghĩa dân tộc là thù địch với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, với thế giới quan mácxít và mâu thuẫn với quá trình khách quan của sự phát triển. Đó là sự xích lại gần nhau của các dân tộc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Là lãnh tụ của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, V.I.Lênin luôn phê phán những người cộng sản có tư tưởng
dân tộc chủ nghĩa. V.I.Lênin chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh chống những thành kiến dân
tộc chủ nghĩa càng có ý nghĩa trọng đại khi vấn đề chuyển nền chuyên chính vô
sản từ phạm vi quốc gia (tức là mới tồn tại ở trong một nước và không có khả
năng quyết định được chính trị thế giới) thành chuyên chính vô sản trên quy mô
quốc tế (tức là chuyên chính vô sản ít nhất cũng ở một số nước tiên tiến và có
khả năng tác động quyết định đến toàn bộ chính trị thế giới), ngày càng trở nên
bức thiết”(2). Quan điểm của V.I.Lênin đã cho thấy, những người theo chủ nghĩa
cộng sản chân chính không thể có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Thế nhưng gần đây, các thế lực thù
địch lại rêu rao rằng “thực chất Hồ Chí Minh chỉ là người dân tộc chủ nghĩa”.
Họ cho rằng “chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi”; từ đó, quy chụp Hồ Chí Minh “là một người theo chủ nghĩa cộng hòa và
chủ nghĩa hòa bình hơn là một người theo chủ nghĩa cộng sản”(3). Thậm chí, có
những kẻ cơ hội chính trị còn cố tình quy chụp rằng trong bộ 15 tập Hồ Chí Minh
có 17 lần nhắc đến cụm từ “chủ nghĩa dân tộc” nên cáo buộc rằng “Hồ Chí Minh
đích thị là người theo chủ nghĩa dân tộc”(4)!
Từ sự cáo buộc đó, một số phần tử
phản động, cơ hội chính trị còn lên tiếng đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư
tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng “bây giờ chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời,
không còn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là
đáng giá, là phù hợp với dân tộc Việt Nam hay “Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ
nghĩa chia rẽ và cực đoan, thiên về đấu tranh giai cấp, đối lập với tư tưởng Hồ
Chí Minh là tư tưởng đề cao đoàn kết và thống nhất; Hồ Chí Minh là người theo
chủ nghĩa dân tộc chứ không theo chủ nghĩa cộng sản, chỉ nhấn mạnh đến đoàn kết
chứ không nhấn mạnh đến đấu tranh”(5). Vì vậy, chỉ cần dựa vào tư tưởng Hồ Chí
Minh và đề cao thành “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để thay thế chủ nghĩa Mác -
Lênin!”(6). Thực chất của luận điệu này là nhằm chia rẽ chủ nghĩa Mác - Lênin
với tư tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ phá vỡ từng bộ phận cấu thành trong nền tảng
tư tưởng của Đảng, gây ra sự xáo trộn trong ý thức hệ của nhân dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét