Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là:
Đất
nước trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi
phải khai thác, phát huy mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nhưng nhận
thức và năng lực của một bộ phận cán bộ, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý
tài sản công còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; trong khi đó cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện, dẫn
đến sai phạm hoặc lợi dụng bối cảnh đó để tham nhũng, tiêu cực;
Tài
sản công có phạm vi rộng, được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật khác nhau
và do nhiều cơ quan cùng quản lý nên có nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc cập
nhật, tra cứu; thực tiễn cho thấy, các vụ việc vi phạm về tài sản công thời
gian vừa qua chủ yếu là vi phạm các pháp luật có liên quan (đất đai, đấu thầu,
doanh nghiệp, thẩm định giá…);
Công
tác quản lý ở một số nơi còn buông lỏng, chưa quan tâm đúng mức đến việc kiểm
tra, giám sát cả từ bên trong nội bộ và của các cơ quan chức năng bên ngoài, dẫn
đến tùy tiện, lạm quyền, sai phạm, tham nhũng;
Công
tác kiểm soát quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng
tài sản công hiệu quả chưa cao;
Ý
thức tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ,
công chức yếu kém, dẫn đến thoái hóa, biến chất, vi phạm nghiêm trọng.
Thời
gian tới, để thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước phát triển, có
thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI, Đảng ta xác định phát triển kinh tế là trung
tâm, xây dựng Đảng là then chốt; Đại hội XIII của Đảng xác định “tiếp tục đẩy mạnh
đấu tranh PCTN, lãng phí, tiêu cực”; “quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả
đất đai, tài nguyên” là các nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, phải huy động, khai
thác mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài sản công để phục vụ phát triển đất
nước; đồng thời, đẩy mạnh PCTN, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công. Từ
thực tiễn công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực thời gian qua gợi mở nhiều vấn đề cần
triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản
công gắn với PCTN, tiêu cực:
Thứ nhất, cần tiếp tục quán triệt và nâng
cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu
trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản công. Mọi tài sản
công đều được Nhà nước giao quyền cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử
dụng theo quy định của pháp luật, do vậy chỉ khi nào nhận thức rõ “Công quỹ là
của công cho nên một xu, một hào cũng không được chi dùng bừa bãi” như Tổng Bí
thư yêu cầu thì lúc đó mới có ý thức trách nhiệm, coi tài sản công như tài sản
của chính mình và quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, khắc phục
tình trạng “cha chung không ai khóc”. Cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu phải
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định về PCTN,
tiêu cực; thường xuyên đánh giá việc quản lý, sử dụng tài sản công; nhất là chủ
động phòng ngừa và kịp thời chỉ đạo xử lý nghiêm sai phạm, tham nhũng, tiêu cực
trong quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Phải
xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy
ra vi phạm trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công.
Thứ hai, chú trọng hoàn thiện pháp luật về
quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật liên quan đến tài sản công, đặc biệt
là pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, quản lý vốn nhà nước đầu
tư vào sản xuất, kinh doanh; bịt kín những sơ hở, bất cập để không thể lợi dụng
việc quản lý, sử dụng tài sản công để tham nhũng, trục lợi. Nhất là xác định rõ
nội dung, chủ thể và cách thức thực hiện quyền tài sản công (quyền chiếm hữu,
quyền định đoạt và quyền sử dụng) bảo đảm phát huy hiệu quả của tài sản công
trong quá trình cải cách thể chế kinh tế thị trường. Rà soát, sửa đổi, bổ sung,
ban hành mới các văn bản quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng và khai thác đối
với một số loại kết cấu hạ tầng, như hạ tầng cấp nước sạch, hạ tầng đô thị, hạ
tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng y tế, hạ tầng thể thao, du lịch,
văn hóa… Tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công và các văn bản quy định chi tiết thi hành để kiến nghị sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện. Sửa đổi, bổ sung pháp luật có liên quan đến tài sản công, như pháp
luật về đất đai, định giá, xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái
vốn, đấu giá tài sản; trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm
2013 để sớm khắc phục những bất cập, hạn chế (về phương pháp xác định giá đất để
thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất
đai; việc đấu thầu khi sử dụng đất đai vào mục đích liên doanh, liên kết, việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất…), nhằm khơi thông nguồn lực đất đai phục vụ
phát triển kinh tế, ổn định xã hội, ngăn ngừa những sai phạm nghiêm trọng về đất
đai như đã xảy ra trong thời gian vừa qua.
Thứ ba, đổi mới công tác quản lý, sử dụng
tài sản công theo hướng chặt chẽ, chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, rõ trách
nhiệm, khắc phục triệt để cơ chế “xin - cho” để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực.
Quán triệt nguyên tắc thị trường trong quản lý, sử dụng tài sản công theo đúng
tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước
được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước và
cơ bản được phân bổ theo cơ chế thị trường”; “quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu
quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước, khoáng sản theo nguyên
tắc thị trường”. Tăng cường phân cấp công tác quản lý tài sản công cho đơn vị
được giao quản lý, sử dụng từ khâu mua sắm, thuê, khoán kinh phí đến sử dụng,
khai thác, bán, chuyển nhượng, thanh lý. Cơ quan quản lý nhà nước về tài sản
công tập trung vào khâu xây dựng thể chế, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, hướng
dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm; quyết định các vấn đề về tài sản công có giá trị
đặc biệt lớn, có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia. Ban hành tiêu chí
đánh giá và tổ chức đánh giá định kỳ đối với công tác quản lý tài sản công để kịp
thời phát hiện những hạn chế, bất cập, không để xảy ra tình trạng vi phạm kéo
dài, tham nhũng, tiêu cực nhưng không kịp thời phát hiện, xử lý như thời gian vừa
qua. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài sản công,
nhất là xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống giao dịch điện tử và Cơ sở dữ liệu
quốc gia về tài sản công nhằm tăng cường công khai, minh bạch, tạo điều kiện tối
đa cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được tiếp nhận thông tin và tham gia các
giao dịch về tài sản công, hạn chế tối đa sự can thiệp, tác động không trong
sáng vào quá trình quản lý.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán và kiểm soát quyền lực của người được giao quản lý, sử dụng
tài sản công. Đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu
cực nhiều lần nhấn mạnh phải tập trung kiểm soát quyền lực, kiểm tra, giám sát,
thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, trong đó có lĩnh vực
quản lý, sử dụng tài sản công. Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 Hội nghị lần
thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cũng đặt ra yêu cầu: “Hoàn thiện
cơ chế kiểm soát quyền lực trong các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực, hoạt động dễ
phát sinh tham nhũng, tiêu cực, như công tác cán bộ, tài chính, ngân sách, tài
sản công, đất đai, tài nguyên… Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người
đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra
tham nhũng, tiêu cực…”. Qua kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán kịp thời
phát hiện những sơ hở, bất cập để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế,
chính sách về tài sản công; đồng thời, chuyển thông tin, hồ sơ các vụ việc sai
phạm có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra, xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật. Chú trọng tự kiểm tra, tự giám sát, kịp thời
phát hiện từ nội bộ những vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công để chấn chỉnh
ngay từ khi mới phát sinh, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành khuyết điểm, sai
phạm lớn. Phát huy vai trò, nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong quản lý, sử dụng tài sản
công, nhất là vai trò giám sát của nhân dân với tư cách là chủ sở hữu tài sản
công.
Thứ năm, xử lý nghiêm minh, công bằng, đồng
bộ giữa kỷ luật Đảng, Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự đối với những cán bộ,
đảng viên sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công, với
quan điểm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, nhằm cảnh
tỉnh, răn đe, phòng ngừa chung. Thời gian qua, nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng
được phát hiện, xử lý, nhất là Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực đã trực
tiếp chỉ đạo xử lý nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức
tạp, dư luận xã hội quan tâm có liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng tài sản
công; khẳng định quyết tâm chống tham nhũng “không dừng, không nghỉ” của Đảng,
Nhà nước. Thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh PCTN, tiêu cực, xử lý
nghiêm minh các cán bộ, đảng viên sai phạm với “quyết tâm cao hơn, hành động mạnh
mẽ và hiệu quả hơn” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo
của đồng chí Tổng Bí thư. Quá trình xử lý các vụ án, vụ việc cần tập trung xác
minh, điều tra làm rõ hành vi tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước; quan
tâm, nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt ngay từ giai
đoạn điều tra và trong suốt quá trình tố tụng.
Bên cạnh việc phát hiện kịp thời và xử lý
nghiêm minh vi phạm cần chú trọng phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế,
chính sách, pháp luật về tài sản công để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện,
trong đó có cơ chế xử lý kịp thời các tài sản công bị kê biên, phong tỏa trong
các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực để đưa vào sản xuất, kinh doanh, tránh
lãng phí. Thực tế thời gian qua cho thấy, các vụ án, vụ việc về tham nhũng,
kinh tế thường rất phức tạp, quá trình xử lý kéo dài, thậm chí nhiều năm; trong
khi đó các quy định về xử lý sớm đối với tài sản bị kê biên, phong tỏa còn bất
cập, dẫn đến giảm giá trị của tài sản, gây lãng phí, nhất là đối với đất đai,
máy móc, nhà xưởng, cổ phần, cổ phiếu. Điển hình như vụ án Hứa Thị Phấn (giai
đoạn 2), đến nay chưa thể xử lý được 56 tài sản kê biên là quyền sử dụng đất
nông nghiệp hết thời hạn sử dụng, do vướng mắc quy định của Luật Đất đai; trong
vụ án Trần Phương Bình, cơ quan Thi hành án dân sự chưa thể xử lý được 123 triệu
cổ phiếu đã kê biên của Ngân hàng Đông Á do Ngân hàng này đang trong thời gian
kiểm soát đặc biệt, phương án cơ cấu lại chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
vụ án xảy ra tại Bình Dương, cơ quan điều tra đã tạm giữ và ngăn chặn giao dịch
liên quan đến khu đất 43 ha dẫn đến dự án bị đình trệ trong một khoảng thời
gian dài…
Tài
sản công là nền tảng, là nguồn vốn liếng quan trọng xây dựng và phát triển nền
kinh tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Do vậy, việc quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công gắn với PCTN,
tiêu cực có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất
nước trong những năm tới theo mục tiêu, định hướng mà Đảng ta đã xác định. Đây
không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước mà còn là nhận thức, trách
nhiệm mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét