Các thế lực phản động chống đối trong và ngoài nước không ngừng gia tăng hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, thông tin sai sự thật, suy diễn về mặt tư tưởng; bôi nhọ, xúc phạm, hạ uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự; sử dụng mạng xã hội để tác động tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân gây tâm lý hoang mang, làm giảm sút lòng tin đối với Đảng, chế độ và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Các quan điểm sai trái, thù địch tập trung vào các nội dung sau:
- Phủ định, phản bác
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
và con đường đi lên CNXH của nước ta; xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin;
cho rằng chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời. Phá hoại tư tưởng, tấn công chia rẽ
nội bộ, xuyên tạc, bịa đặt, thông tin lợi dụng các vấn đề nhạy cảm chính trị xã
hội, vụ việc phức tạp thu hút sự quan tâm của quần chúng, các tổ chức phản động
kích động biểu tình, gây bất ổn về an ninh, trật tự, tìm thời cơ tiến hành
“cách mạng đường phố” tại Việt Nam. hòng gây hoang mang, dao động về hệ tư
tưởng, về lý tưởng XHCN... Thủ đoạn chủ yếu là giả mạo, cắt xén, ngụy tạo bằng
chứng để vu cáo; sử dụng thông tin cũ với những luận điệu mới; lợi dụng những
vấn đề chính trị, thời sự để tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu; từ các vụ
việc tiêu cực, tham nhũng để quy chụp do đường lối của Đảng, Nhà nước và chế
độ. Các đối tượng đặt tên trang mạng, blog và đặt các tiêu đề, tên bài với ngôn
từ giật gân, kích thích tính tò mò của người đọc, người xem, đăng tải tin, bài
viết, video clip có nội dung phản động, thật giả lẫn lộn; làm giảm niềm tin,
tạo sự nghi ngờ về phẩm chất, uy tín, năng lực của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
nhất là vào thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị của đất nước.
Đáng chú ý là một số
tổ chức phản động, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng khoảng trống thông tin
khi các cơ quan báo chí, truyền thông của ta chưa kịp đăng phát những thông tin
chính thống thì chúng đã lồng ghép những thông tin giả xuyên tạc, bóp méo sự
thật rồi tung lên không gian mạng rất sớm nhằm làm nhiễu loạn thông tin, gây
hoang mang trong dư luận (như: Việc một số cán bộ đi công tác nước ngoài trở về
từ vùng dịch nhưng chưa tự giác cách ly theo quy định; việc để cho quan chức từ
các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao trở về, di chuyển bình thường, mà không
đặt dưới sự giám sát chặt chẽ về y tế...).
Lợi dụng vấn đề chống tham nhũng (nhất là sau
khi ta xét xử một số vụ án tham nhũng, kinh tế) các đối tượng thù địch thông
qua các trang mạng xã hội tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật về cuộc đấu
tranh chống tham nhũng ở Việt Nam. Chúng cho rằng, “Đảng Cộng sản Việt Nam
không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái vì Đảng cũng tham nhũng, suy
thoái”. Những bài viết xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện, biến việc xử lý kỷ luật
cán bộ, đảng viên do tham nhũng thành tranh chấp quyền lực, phe phái trong
Đảng, trong bộ máy nhà nước là một thủ đoạn cực kỳ trắng trợn, thâm độc của các
phần tử cơ hội, thù địch...
Để truyền tải các nội dung phản động nói trên, các đối tượng phản động, chống đối đã dùng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau, song chủ yếu là chúng lợi dụng công nghệ 4.0; mạng xã hội để tuyên truyền, thông tin xấu, độc. Cụ thể là:
Thứ nhất: Tạo
lập các website, blog, facebook, fanpage giả mạo của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có uy tín để đăng tải thông tin xuyên tạc, tình hình chính trị, kinh tế,
xã hội, xuyên tạc về bản chất chế độ XHCN và kích động chống đối. Có thể kể đến
các trang thông tin chống phá như: “Đại hội XIII”, “Dân làm báo”, “Dân luận”...
thông tin theo kiểu “đánh lận con đen” nhằm làm rối nhiễu thông tin, phân tâm
dư luận xã hội. Đó là một “đòn đánh” vào tâm lý người đọc rất tinh vi, thâm độc
để lèo lái vào mục đích tuyên truyền lệch lạc, nguy hại.
Thứ hai: Tạo
lập các trang giả mạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có uy tín để đăng tải thông tin
xuyên tạc, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong đó, tập trung
khai thác tính lan tỏa, tương tác, chia sẻ, ẩn danh trên không gian mạng của
website, trang thông tin điện tử, mạng xã hội để tán phát thông tin giả mạo,
xấu độc, gắn với việc đưa thông tin bí mật đời tư, bí mật cá nhân của các đồng
chí lãnh đạo cấp cao, sau đó đưa ra nhận xét, phân tích, bình luận nhạy cảm để
tác động đến niềm tin của người đọc, từng bước phủ nhận, gây hoài nghi về lịch
sử, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam, tinh thần độc lập, tự chủ.
Thứ ba: Khai
thác lỗ hổng bảo mật của các website, cổng thông tin điện tử để sửa chữa, chèn
thêm đường dẫn (link) đăng tải nội dung, thông tin giả mạo, xấu độc, văn hóa
đồi trụy, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa
truyền thống của dân tộc; chèn, chỉnh sửa nội dung bài viết, hình ảnh trên các
website, cổng thông tin điện tử làm sai lệch bản chất thông tin, làm người đọc
mơ hồ mất cảnh giác, từ đó thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tác
động đến tư tưởng, đạo đức và lối sống, tâm tư, tình cảm của các giai
tầng xã hội; tạo lập các blog, website, mạng xã hội kết hợp với các loại hình
thông tin khác báo viết, báo hình, báo nói... để thu hút lượng người truy cập,
qua đó truyền bá các quan điểm, tư tưởng phản động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét