Đúng vào dịp Quốc lễ 30/4/2022, trên Facebook cá nhân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin nói cuộc chiến 30 năm tại Việt Nam (1946-1975) "lồng vào cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc ta chống ngoại xâm là cuộc nội chiến", là "cuộc chiến huynh đệ tương tàn". Ông Bin kêu gọi hãy xây tượng đài tưởng niệm những người lính VNCH, phong liệt sĩ cho 74 binh sĩ VNCH tử trận ở Hoàng Sa năm 1975, giá đình những binh lính này được hưởng chế độ liệt sĩ...
Ông Bin cũng cho rằng "Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng như cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 và đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đã chứng minh hùng hồn là mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm Marx - Lenin đã thực sự lỗi thời, đã bị lịch sử đào thải. Trong khi đó, tất cả các quốc gia phát triển nhất, giầu có nhất, văn minh nhất trên thế giới mà nước ta đang ra sức phát triển quan hệ hợp tác, tranh thủ vốn đầu tư, khoa học, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, chẳng có một nước nào theo con đường Marx - Lenin và CNXH cả." Từ đó, Nguyễn Đình Bin kêu gọi Đảng cộng sản Việt Nam phải đổi mới về chính trị, bỏ Chủ nghĩa Mác - LêNin. Xin có đôi lời gửi ông:
Thứ nhất, quan điểm của ông Nguyễn Đình Bin cho rằng lồng vào cuộc chiến tranh ái quốc của dân tộc ta chống ngoại xâm là cuộc nội chiến", là '"cuộc chiến huynh đệ tương tàn":
Muốn biết cuộc chiến có phải là nội chiến hay chiến tranh vệ quốc thì trước hết cần phải chiết tự cụm từ "nội chiến". Nội chiến tức là khi mâu thuẫn đối kháng, không thể điều hoà giữa các phe phái trong cùng một nước, các bên tiến hành chiến tranh chống lại nhau. Ví như cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh hay cuộc nội chiến Nam - Bắc Hoa Kỳ là ví dụ điển hình của nội chiến. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta (1954-1975) là cuộc chiến giữa một bên là nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và một bên là đế quốc Mỹ, quân đội chư hầu như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Úc…và tay sai bán nước ngụy Sài Gòn. Đây không phải là một cuộc nội chiến vì kẻ nắm thực quyền và quyết định mọi việc của phe địch là đế quốc Mỹ, ngụy Sài Gòn chỉ do Mỹ dựng lên, làm tay sai để hợp thức hóa mưu đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
Mỹ mang quân đội trực tiếp xâm lược, từ vũ khí cho đến mọi thứ đều do một tay Mỹ chu cấp, nuôi dưỡng bọn Việt gian, phản quốc để chống lại đất nước. Trong giai đoạn đỉnh quân số của Quân đội Mỹ triển khai ở chiến trường miền Nam Việt Nam lên đến 541.933 quân, nhằm phục vụ cho chiến lược Chiến tranh Cục bộ mà Lầu Năm Góc kỳ vọng sẽ giúp họ chiến thắng. Người Mỹ mang quân đi giết người Việt Nam và bị người giết, mất hơn 58.000 nhân mạng, hơn 303.000 người thành tàn tật, phế nhân và 1000 tỷ USD (thời giá 2010)…Vậy đây nhất quyết không phải là cuộc nội chiến! Ông Nguyễn Đình Bin đã từng làm đến chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông thừa hiểu điều này. Vậy động cơ nào khiến ông xuyên tạc lịch sử? Một người đã từng đề xuất "hoả táng thi hài Bác Hồ" thì nhân dân Việt Nam có quyền nghĩ ngờ về sự suy thoái về mặt tư tưởng của ông. Nếu không muốn nói là trở cờ kiểu Yakovlev của Liên Xô.
Nói thế để hiểu rằng, từ 1954 - 1975, Mỹ mới là người quyết định chứ không phải là ngụy. Điều đó đã được minh chứng qua câu nói của ông Nguyễn Cao Kỳ: “Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”.
Thứ hai, Ông Bin kêu gọi hãy xây tượng đài tưởng niệm chung những người lính VNCH và những liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, phong liệt sĩ cho 74 binh sĩ VNCH tử trận ở Hoàng Sa năm 1975, giá đình những binh lính này được hưởng chế độ liệt sĩ...nhằm hoà hợp dân tộc.
Xin thưa rằng, hòa hợp dân tộc là việc làm thường xuyên, liên tục, bắt đầu từ sau khi Việt Nam thống nhất chứ không phải bây giờ. Tuy nhiên lịch sử phải phải được phân biệt rạch ròi. Những người đổ máu vì độc lập, tự do của tổ quốc không thể ngồi chung mâm với những lính đánh thuê cho giặc. Lịch sử phải được nhắc lại cho con cháu hiểu để thêm yêu tổ quốc, căm ghét bọn bán nước cầu vinh, giáo dục công dân Việt Nam về lòng yêu nước, trân quý giá trị hòa bình và phẩm giá của người Việt Nam; tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập, tự do của tổ quốc. Ngày 30/4 hàng năm, người Việt Nam mãi mãi tôn vinh, mãi mãi tự hào, mãi mãi nhắc tới, mãi mãi ăn mừng.
Hòa hợp dân tộc không đồng nghĩa với xuyên tạc lịch sử, cào bằng giữa ta và giặc. Đám tàn dư đừng hòng trâng tráo, đánh bùn sang ao hòng rửa tội bán nước. Không thể tưởng niệm những người theo giặc, làm tay sai cho giặc để chém vào tổ quốc những vết chém ngang lưng. Không thể có cái gọi là "tưởng niệm chung những người Việt Nam ngã xuống trong cuộc nội chiến" như ông Bin nói.
Thứ ba, Ông Bin nói "Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng như cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 và đổi mới về kinh tế ở Việt Nam từ 1986 đã chứng minh hùng hồn là mô hình kinh tế XHCN theo quan điểm Marx - Lenin đã thực sự lỗi thời, đã bị lịch sử đào thải.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ thuyết đúng đắn, khách quan, khoa học nhất. Giải thích mọi sự vật hiện tượng khách quan, biện chứng và khoa học. Tuy nhiên, Các Mác, Ăng Ghen, Lê Nin mặc dù là những thiên tài nhưng những nghiên cứu của họ từ thế kỷ 19, đầu 20. Vậy nên hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu. Vậy nên các nhà kinh điển của Chủ nghĩa xã hội đã yêu cầu phải luôn nghiên cứu và phát triển, bổ sung lý luận để phù hợp với thực tiễn. Lực lượng sản xuất phải không ngừng đổi mới để theo kịp trình độ của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng phải theo kịp sự vận động và phát triển của cơ sở hạ tầng. Cơ chế chính sách phải điều chỉnh để phù hợp hơi thở của thời đại. Vậy nên nói Chủ nghĩa Mác - Lê Nin lỗi thời là không có cơ sở.
Liên Xô sụp đổ là do nguyên nhân nội tại từ sai lầm của họ chứ không phải là do học thuyết Mác - Lênin. Thực tiễn kiểm nghiệm chân lý và lý luận soi đường cho quốc dân đi. Liên Xô đã quá rập khuôn, máy móc, chậm đổi mới. Phạm phải những sai lầm mà Lê Nin đã chỉ ra "không có kẻ thù nào có thể tiêu diệt những người Cộng sản, dù chúng hùng mạnh và hung hãn đến đâu. Ngoại trừ những người Cộng sản tự tiêu diệt chính họ bằng những sai lầm, khuyết điểm không kịp khắc phục ". Liên Xô đã mắc phải những sai lầm không thể vãn hồi và họ tự sụp đổ.
Từ lâu, nhiều nước Tư bản chủ nghĩa trên thế giới đã nhận ra yết hầu và những khuyết tật mà học thuyết Mác - Lênin chỉ ra. Họ vận dụng và phát triển học thuyết của những người Cộng sản để điều chỉnh những khuyết tật đó. Các nước Bắc Âu đang xây dựng chính quyền xã hội, chính quyền nhân dân, hay chính Hoa Kỳ, Anh, Pháp...cũng đang tự điều chỉnh nó. Trung Quốc và Việt Nam bừng tỉnh khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Chúng ta phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước xây dựng xã hội "dân chủ, công bằng, văn minh". Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc, Việt Nam "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm binh phong" hay chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời như Nguyễn Đình Bin nói.
Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra đường lối đổi mới đất nước mà khởi nguồn là đổi mới tư duy, đổi mới quan điểm của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Những đổi mới này, trên rất nhiều vấn đề, nhiều nội dung cơ bản, quan trọng là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước kinh tế chưa phát triển vào điều kiện nước ta ngày nay. Chính lãnh tụ V.I.Lênin đã đưa ra lý thuyết về nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH từ một nước đa số dân cư là tiểu nông. Những ngành kinh tế mà V.I.Lênin muốn khôi phục nhanh chóng là nông nghiệp và thương nghiệp. Chỉ cần hai lĩnh vực này hồi sinh như trước cách mạng đã có thể cứu người dân Nga khỏi chết đói. Sau đó là những kỳ vọng của V.I.Lênin về đầu tư từ các nước tư bản phát triển cũng như từ tư bản tư nhân trong nước...Từ cơ sở lý luận đó, Việt Nam đã kế thừa và phát triển để xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lên tầm cao mới và có cơ đồ như hôm nay.
Từ những lẽ trên, có thể khẳng định những luận điệu mà ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao là không có cơ sở../.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét