Thứ Hai, 2 tháng 5, 2022

ÔNG ĐÃ DẪM VÀO LẰN DANH GIỮA CUỘC SỐNG THỰC TẠI VỚI “LINH HỒN BẤT TỬ”. RŨ ÁO CHIẾN BINH, PHẢN BỘI ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG BÀO SẼ KHÔNG KỊP QUAY ĐẦU TÌM “BẾN CŨ”…

     Nhà văn sương nguyệt minh sinh ngày 15-9-1958. Tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn (còn bút danh sương nguyệt minh là từ ghép tên của anh và vợ, con)? Nguyễn Ngọc Sơn sinh ra ở một miền quê nghèo- Yên Mĩ, Yên Mô, Ninh Bình. Anh là nhà văn quân đội (công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội), đến với nghiệp văn chương khá muộn, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, anh từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì…Khi vào quân đội anh đã từng làm công tác tư tưởng, văn hoá ( trợ lý tuyên huấn Học viện Quân y 103) trước khi gắn với nghiệp văn chương, và rồi cũng phấn đấu đến bậc hàm đại tá quân đội.

Trong xã hội có thể nhiều người chưa biết về nguyễn ngọc sơn, nhưng giới văn chương thì chẳng ai lạ gì…Bước vào làng văn, Sương Nguyệt Minh đã gây ra một cú xì căng đan lớn với truyện ngắn đầu tay “Nỗi đau dòng họ”, bởi nguyên mẫu, sự kiện của truyện không hề hư cấu, mà nguyên trang đời thường, và rồi người ta đã kiện anh đến long tóc gáy và phải tốn bao nhiêu thời gian cùng giấy mực vụ đó mới êm xuôi!

Rồi Sương Nguyệt Minh lại bị “tai nạn” nghề nghiệp lần thứ hai. Tập truyện ngắn “Dị hương” của anh tuy được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, nhưng người ì ta phát hiện anh đạo lại (nhái) tác phẩm “Kiếm sắc” của Nguyễn Huy Thiệp. Rồi đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều dữ dội vì anh viết về một cặp nhân vật lịch sử luôn luôn gây tranh cãi: Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh. Nhiều người khen đó là một truyện ngắn hay và đặc sắc của Sương Nguyệt Minh, một cú ngoặt lớn. Riêng với tôi thấy truyện ngắn đó là bẩn thỉu, dung tục, câu khách thô thiển…đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến uy tín, danh dự của người chiến sỹ cầm bút, vấy bẩn lên bộ quân phục mầu xanh, và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ.

Bởi “Dị hương” thì từ cốt truyện đến ngôn ngữ diễn đạt cũng như các chi tiết, tình tiết đều “nhái” một cách trắng trợn “Kiếm sắc”. Có điều, Sương Nguyệt Minh chỉ mô phỏng được phần xác của “Kiếm sắc”, tức là cái vỏ của câu chuyện, còn phần hồn của nó tuyệt nhiên không hề mảy may có một phân lượng nào. Nói cách khác, “Dị hương” không có tư tưởng mà đơn giản chỉ là chuyện tình dục nhầy nhụa của lũ trai gái mất dạy thời hiện đại được gán cho Nguyễn Ánh, biến ông thành kẻ cuồng dâm, hạ thấp phẩm giá của vị vua, phỉ báng công chúa Lê Ngọc Bình không chỉ của dòng họ Nguyễn Phúc và họ Lê mà của cả dân tộc Việt. “Dị hương” là truyện ngắn “bẹt”, chẳng những không theo định hướng tư tưởng mà còn cố tình bóp méo lịch sử, biến Gia Long thành một bạo chúa, hôn quân, nhân cách vô liêm sỉ. Công chúa Lê Ngọc Bình, trong Phả hệ còn chép bà đã có với Gia long bốn người con, hai hoàng tử và hai công chúa. Tuy từng là hoàng hậu của Quang Toản nhưng Ngọc Bình vẫn được Gia Long phong làm Đức Phi và yêu chiều như một ái thê. Vậy mà, Sương Nguyệt Minh dám xuyên tạc bằng cái đoạn Nhà vua làm tình vô cùng bạo liệt đến mức nàng công chúa út vua Lê Hiển Tông đột tử ngay dưới bụng Nguyễn Ánh…
Tôi chỉ dẫn một đoạn để mọi người hiểu thêm về nhân cách, tư tưởng của nguyễn ngọc sơn. Nhưng sau đó anh có vài tác phẩm được giải thưởng…rồi được một số bạn văn tâng bốc, mông má, lăng xê…nào là người có cách biết lạ, táo bạo, thẳng thắn…người nổi tiếng trong làng văn chương…Từ đó sơn luôn cao ngạo, vỗ ngực, mãn nguyện, coi thường nhiều người…trong làng văn chương.
Ở đây tôi chỉ nói về cái sự thoái hoá, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị của sơn. Sơn cũng đã từng là người lính xông pha chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế bên đất bạn Căm Pu Chia…, có nhiều năm công tác trong quân đội, làm ở Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội- ấn phẩm mà nhiều người dân yêu mến, ngưỡng mộ! 
Trường đời và môi trường sống đó, đáng ra sơn rất hiểu về cái giá của hoà bình, độc lập…càng đau đáu, xót thương cho dân tộc mình đã từng phải kinh qua hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm, nhất là trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Một dân tộc mà xương thịt chất thành dãy núi, máu và nước mắt chảy thành sông…anh dũng, quật cường, không sợ hy sinh, gian khổ…quyết chiến đấu và quyết thắng mọi kẻ thù để giành lại độc lập, giải phóng dân tộc, giữ yên bờ cõi, giang sơn Tổ quốc cho đến ngày hôm nay. Là người lính đã từng trực tiếp cầm súng chiến đấu, đáng ra sơn phải hiểu sâu sắc hơn về giá trị, thành quả của những chiến công, chiến thắng đó, phải tự hào, trân trọng hơn gấp nhiều người không có vinh dự được cầm súng chiến đấu để giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc mình.
Vậy mà, với sự kiêu ngạo, vênh váo, luôn đặt cái tôi lên tất cả; muốn thể hiện cái “bản lĩnh”, sự “anh hùng” của một đại tá đã chín già có hạt…sơn đã cố tình tự đặt vỏ chuối dưới gót giày của mình để lướt vãn theo những kẻ trở cờ, phản Đảng, phản nước, phản dân…như nguyễn thanh sơn, nguyễn đình bin, nguyên ngọc, trương huy san….và bọn phản động, dân chủ cuội để đưa ra quan điểm lạc lõng, phủi nhận giá trị lịch sử, xoá nhoà ranh giới cuộc đấu tranh giai cấp, đánh đồng hệ tư tưởng…phỉ báng giá trị chiến thắng 30-4-1975 vĩ đại của dân tộc.
Chắc sẽ có nhiều người hỏi thăm đến sơn. Còn tôi chỉ xin nói ngắn gọn vậy. Tôi không duy tâm, nhưng với sơn tôi nghĩ rằng cũng không thể nào tránh khỏi quy luật tạo hoá và thuyết nhân- quả đâu. Sơn đã giám phản bội đồng chí, đồng đội; đa chiếc bát quân đội nuôi dưỡng mình, vấy bẩn lên bộ quân phục mang trên mình, cắt nát đôi quân hàm, cầu vai đại tá, vứt bỏ ngôi sao treen mũ- biểu tượng thiêng liêng nhất của Tổ quốc mà người lính luôn đặt trên đỉnh đầu. Nhưng với các thế hệ đã hy sinh tính mạng, bỏ xương máu, mồ hôi, một phần cơ thể của mình để có được độc lập như ngày hôm nay họ không quên, bỏ sót sơn đâu. Họ sẽ tìm về hỏi tội kẻ vong ơn, bội nghĩa với Tổ quốc, đồng bào, đồng đội như sơn mà xem. 
Anh đã từng qua “bến nước thứ 13”, bến thứ 14 là nơi linh hồn của các anh hùng liệt sỹ, đồng bào ta đã khuất trong các cuộc kháng chiến đang chờ đón sơn đấy. Sơn biết đấy, đã đón ở bến sông thì chỉ có con đường đưa sơn xuống địa ngục, không lên thiên đàng được đâu. Tin tôi đi, có sám hối cũng không gột rửa được đâu!?

Yêu nước ST.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét