Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng có mặt còn hạn chế

 


Công tác tôn giáo còn nhiều bất cập, hiện nay còn nhiều tổ chức tôn giáo chưa được pháp luật công nhận nhưng vẫn hoạt động trái quy định của pháp luật

Tôn giáo ở cấp cơ sở có nhiều hoạt động ảnh hưởng đến thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt phức tạp.

Các hiện tượng ly khai tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi, đòi tách thành lập tôn giáo mới.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phụ thuộc vào từng địa phương, từng thời điểm mà có những biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những cơ sở thờ tự rất chú trọng phần lễ nghi, nhưng cũng có những cơ sở phần lễ nghi được đơn giản hóa rất nhiều nhưng ý thức tâm linh lại rất được đề cao. Ở một số địa phương, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đang có biểu hiện nặng về xu hướng phô trương, hình thức. Trong các dịp lễ hội, phần “lễ” thường quá rườm rà, nặng nề, tốn kém trong khi đó phần “hội” lại quá mờ nhạt, thậm trí có nơi ban tổ chức đấu thầu các hoạt động. Do đặc điểm của nhiều loại hình tín ngưỡng hiện nay có biểu hiện bị biến tướng, mang nặng tính thực dụng, vụ lợi, tạo điều kiện cho những hiện tượng tiêu cực như buôn thần, bán thánh, mê tín dị đoan có điều kiện phát triển. Thực tế này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhan dân, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Từ thực trạng trên cần đặt ra yêu cầu là phải xây dựng được những quy định pháp luật cụ thể, phù hợp để làm sao có thể phát huy được vai trò tích cực của các loại hình tín ngưỡng, đồng thời cũng hạn chế được những tác động tiêu cực của nó đối với xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét