Thực
tiễn cách mạng Việt Nam qua 92 năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo
cách mạng Việt Nam đã chứng minh, Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, các thế lực thù địch đã ráo riết thực
hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá cách mạng nước ta, chúng tung
ra nhiều các quan điểm sai trái, thù địch hòng đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng,
gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa như: bác bỏ
những nguyên lý cơ bản hoặc toàn bộ nền tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác
- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; phủ nhận, bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam; bác bỏ lý tưởng xã hội chủ nghĩa và phủ nhận con đường đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tán dương, cổ súy chủ nghĩa tư bản;…Nhận thức
rõ về sự nguy hiểm và những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của của các
thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, trong các văn kiện đại hội và trong
nhiều Nghị quyết ở thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn nhấn mạnh nhiệm vụ đấu tranh,
phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại âm mưu và hoạt
động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố sự thống
nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội là một trong những nhiệm vụ
trọng yếu trong công tác tư tưởng của Đảng. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội
XII, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã
ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Nghị
quyết nêu rõ: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống
còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
(2021), trên cơ sở xuất phát từ thực trạng công tác xây dựng Đảng và dự báo
tình hình trong những năm tới các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống
phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta, trong phương hướng công tác xây dựng Đảng
nhiệm kỳ Đại hội XIII, Đảng đã tiếp tục khẳng định phải: “Nâng cao hiệu quả
công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; coi
trọng hơn nữa công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của mọi cán bộ,
đảng viên. Trong đó, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị - những chiến sĩ
tiên phong trên mặt trận tư tưởng của Đảng chính là một trong những lực lượng
nòng cốt, đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, khi đứng trên bục giảng, mỗi
lời nói, hành động của giảng viên sẽ tác động rất lớn đến tư tưởng và hành động
của người học. Hơn nữa, mục tiêu trong giảng dạy lý luận chính trị là không chỉ
cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, mà còn phải trang bị cho
họ thế giới quan, phương pháp luận, lập trường, quan điểm chính trị đúng đắn để
từ đó giúp cho họ ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị, khả năng “miễn dịch”
và nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,
tránh bị rơi vào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chính vì vậy, trọng trách của
giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong cuộc đấu tranh chống lại âm mưu
‘diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng là hết sức
rất nặng nề, đòi hỏi mỗi giảng viên kể cả trong nghiên cứu, trong giảng dạy phải
luôn ý thức rõ về trách nhiệm của mình trong trực tiếp đấu tranh với các quan
điểm sai trái của các thế lực thù địch thông qua chính những bài nói, bài viết
của mình; đồng thời phải định hướng được tư tưởng cho người học, giúp họ nâng
cao khả năng miễn dịch trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
và có tinh thần chủ động trong đấu tranh, làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn
chống phá của chúng, nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng. Trước hết,
để có thể thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của người giảng viên giảng dạy lý
luận chính trị trong cuộc đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch
nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thì mỗi giảng viên giảng dạy lý luận
chính trị phải là những tấm gương về sự nghiêm chỉnh trong chấp hành Điều lệ Đảng;
nói, viết và làm theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước; luôn tin vào mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước; không ngả nghiêng, dao động trước những khó khăn, thử thách và những
luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch. Như đã nêu ở trên, động
cơ, mục đích của các thế lực thù địch khi chúng tung ra các quan điểm sai trái,
thù địch là nhằm đả kích, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều
hành của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, đả kích và phủ nhận con đường đi lên xã hội
chủ nghĩa, nhằm lái đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong đó,
chúng tung ra nhiều quan điểm công kích việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức
và sinh hoạt Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; công kích, phản bác
các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phê phán, bôi đen,
xuyên tạc chủ nghĩa xã hội cả về lý luận lẫn thực tiễn và đồng thời ca ngợi, cổ
súy cho chủ nghĩa tư bản;…Vì vậy, để có thể hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của
người giảng viên giảng dạy lý luận chính trị - những chiến sĩ tiên phong trên mặt
trận tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác hiệu quả đối với những quan điểm sai
trái, thù địch đó, đồng thời định hướng được tư tưởng đến người học, thì những
giảng viên trước hết phải là những tấm gương về bản lĩnh chính trị vững vàng,
nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng, nói viết và làm theo đúng chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đó, phải đặc biệt chú
trọng việc nghiên cứu, quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Đảng về đấu tranh
phê phán những quan điểm sai trái, thù địch, thực hiện nghiêm kỷ luật phát ngôn
trong nghiên cứu và giảng dạy, để vừa chủ động phòng tránh nguy cơ “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” với chính mình, vừa có thể tạo được sự lan tỏa và định hướng về
tư tưởng đúng đắn cho người học, giúp họ nâng cao khả năng “miễn dịch” và tinh
thần đấu tranh quyết liệt với âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,
góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ.
Thứ
hai, giảng viên phải luôn nhận thức rõ sự nguy hiểm và những âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng để trên cơ
sở chức trách, nhiệm vụ của mình sẽ có những cách thức và hành động cụ thể nhằm
đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn đó và có sự định hướng tư tưởng
đúng đắn đến với người học. Trong đó, giảng viên phải chú ý việc nhận diện và
phân biệt rõ về các loại quan điểm sai trái, thù địch để có những giải pháp xử
lý hiệu quả. Phải xác định được những quan điểm sai trái đó là do các thế lực
thù địch, các phần tử phẩn động, thoái hóa, cơ hội chính trị, bất mãn tuyên
truyền nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hay là những quan điểm sai trái đó hình thành do
trình độ nhận thức chính trị kém dẫn đến nhận thức sai lệch chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đặc biệt, phải phân biệt rõ được
đâu là quan điểm sai trái, thù địch, đâu là những ý kiến của cán bộ, đảng viên
và nhân dân khác với quan điểm, đường lối của Đảng, tránh tình trạng “vơ đũa cả
nắm”, quy chụp hết đó là những quan điểm thù địch. Bởi vì, thực tế ngay trong
quá trình nghiên cứu và giảng dạy, có lúc có thể giảng viên cũng sẽ bắt gặp những
quan điểm, những ý kiến trao đổi của một số cán bộ, đảng viên, nhân dân hoặc của
chính người học đưa ra có những vấn đề, những nội dung khác, thậm chí là trái với
quan điểm của Đảng, nhưng mục đích của họ là nhằm đóng góp ý kiến để nâng cao
hơn nữa năng lực lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước,
khắc phục những hạn chế, yếu kém đang đặt ra trong thực tiễn, chứ không phải là
để chống phá. Nếu giảng viên không cẩn thận trong tìm hiểu, xem xét thì rất có
thể sẽ bị rơi vào chủ quan, duy ý chí khi quy chụp hết vào đó là quan điểm sai
trái, thù địch và từ đó sẽ dẫn đến sai lầm trong thực hiện các phương pháp xử
lý tình huống. Vì vậy, việc nhận diện, phân biệt rõ đâu là quan điểm sai trái,
thù địch, đâu là những ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân khác với quan
điểm, đường lối của Đảng để có thái độ và phương pháp đối xử đúng đắn, phù hợp
cũng một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của giảng viên giảng dạy lý luận
chính trị. Riêng đối với các quan điểm sai trái, thù địch thì phải đấu tranh,
phê phán mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, không mơ hồ, không thỏa hiệp, bởi vì đối
với các thế lực thù địch, mục đích, dã tâm của chúng khi tung ra các quan điểm
sai trái, thù địch không bao giờ thay đổi là nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng
ở nước ta, chống phá Đảng và chống phá chế độ. Còn đối với những ý kiến của cán
bộ, đảng viên và nhân dân hoặc của chính học viên đưa ra khác, thậm chí có khi
trái với một số chủ trương của Đảng trong một thời điểm nào đó nhưng nhìn chung
đều là nhằm xây dựng, thì phải có thái độ và phương pháp xử lý hài hòa, chủ yếu
thông qua đối thọai, tọa đàm, trao đổi để làm rõ những vấn đề, những nội dung
nào trong các chủ trương, chính sách khi thực hiện trong thực tiễn chưa phù hợp,
chưa hiệu quả cần phải điều chỉnh, từ đó lại cùng họ tiếp tục trao đổi tìm những
giải pháp giải quyết và cách thức phản ánh với cấp có thẩm quyền theo đúng Điều
lệ và các Quy định của Đảng. Những vấn đề, những nội dung nào trong các ý kiến
khác đó là do hiểu chưa đầy đủ về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước thì cần phân tích, làm rõ để giúp họ nhận thức đầy đủ, đúng đắn,
tránh đẩy họ về phía các thế lực thù địch.
Thứ
ba, trong nghiên cứu và giảng dạy, giảng viên phải luôn chú trọng phát huy tính
chiến đấu trong mỗi bài viết, bài giảng. Điều này đòi hỏi, trong mỗi bài viết,
bài giảng, những vấn đề lý luận và thực tiễn giảng viên đề cập đến đều phải ẩn
chứa trong đó những quan điểm, thái độ và tinh thần phê phán, đấu tranh quyết
liệt với những biểu hiện tiêu cực, với những quan điểm sai trái, thiếu tính xây
dựng, thiếu căn cứ khoa học, phải đảm bảo mỗi bài viết, bài giảng của giảng
viên sẽ là một “viên đạn” hiệu quả công phá vào những âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng của Đảng.
Tuy
nhiên, để có những bài viết, bài giảng có tính chiến đấu cao, đòi hỏi giảng
viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng
thời phải tăng cường nghiên cứu, nắm bắt kịp thời những vấn đề đang đặt ra
trong thực tiễn để từ đó có cơ sở khoa học, chắc chắn trong phân tích, làm rõ
tính đúng đắn những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
trong luận giải những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn, để từ đó giúp cho người
học có cơ sở vững chắc để củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định
Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu lý tưởng cách mạng của
Đảng; đấu tranh, phản bác lại một cách hiệu quả đối với những quan điểm điệu
sai trái, thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Đặc biệt, trong quá
trình giảng dạy, tùy vào từng bài giảng và từng nội dung, giảng viên phải linh
hoạt trong gắn kết nội dung bài giảng với việc lồng ghép, dẫn chứng, liên hệ những
vấn đề thực tiễn đang đặt ra mà các thế lực thù địch đang tập trung chống phá,
để giúp học viên nhận thức rõ vấn đề và sẽ có tinh thần chủ động trong đấu
tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình” và những thủ đoạn chống phá của các thế lực
thù địch đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Tóm
lại, đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch nhằm bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên, nhưng trong đó, những
giảng viên giảng dạy lý luận trước hết phải là những người tiên phong, gương mẫu
trong cuộc đấu tranh đó để vừa thực hiện đính hướng tư tưởng đúng đắn cho người
học vừa trực tiếp tham gia đấu tranh nhằm góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến
hòa bình” của các thế lực thù địch, ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, củng cố sự thống nhất tư tưởng trong Đảng,
sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng mà Đảng và
nhân dân đã lựa chọn là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét