Sự phát triển với tốc độ “chóng mặt” của mạng xã hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số khiến thông tin được chia sẻ, được lan truyền một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh dòng chảy tích cực, không gian mạng xã hội cũng ẩn chứa nhiều rủi ro do tính thiếu xác thực của thông tin. Tại Việt Nam, người tham gia mạng xã hội ngày càng tiếp xúc nhiều với tin tức giả, chưa được xác thực, chưa được kiểm chứng. Làm thế nào để ngăn chặn tin đồn thất thiệt, tin giả, thông tin xấu độc đang tràn lan trên không gian mạng hiện vẫn là bài toán không dễ đối với các cơ quan quản lý. Tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng số lượng người tham gia mạng xã hội, tin tức giả, thông tin chưa được kiểm chứng cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Không chỉ thông tin, các hình ảnh hay clip cũng còn được dàn dựng, cắt xén với ý đồ bôi xấu, hạ uy tín… làm sai lệch bản chất thực của thông tin gốc, thông tin ban đầu cũng không thiếu. Đáng chú ý, hàng loạt vụ việc đăng tải thông tin giả mạo, thông tin thất thiệt thời gian qua đã làm ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội, gây tâm lý hoang mang, bức xúc. Và gần đây nhất là hàng loạt thông tin chưa được kiểm chứng liên quan đến vụ học sinh bị tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học... Động cơ của các đối tượng sản xuất loại tin tức giả, tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng có thể vì mục đích tài chính, chính trị hay hạ uy tín của cá nhân, tổ chức một cách có chủ đích.
Tuy
nhiên, có những trường hợp, các đối tượng tạo ra tin tức giả chỉ đơn giản để được
nổi bật, thu hút sự chú ý, thu hút được nhiều “like” để phục vụ mục đích cá
nhân như bán hàng online…Theo số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh
mạng của Bkav cho thấy, 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả mạo
trên Facebook, trong đó 40% là nạn nhân hàng ngày. Không chỉ khiến người đọc
hoang mang, tin tức giả mạo còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội khi kẻ xấu cố
tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.Các
chuyên gia an ninh mạng của Bkav phân tích, bản chất của việc tin tức giả mạo
tràn lan cũng tương tự như sự lây lan của virus máy tính, đó là tấn công vào sức
đề kháng của người dùng.Phía Bkav khuyến cáo, người dùng mạng xã hội cần xây dựng
cho mình khả năng “đề kháng” trước các thông tin giả mạo, bằng cách biết đặt ra
nghi vấn, tốt hơn nữa là chủ động kiểm chứng khi nhận được thông tin từ nguồn
không tin tưởng. Nếu không trang bị được sức “đề kháng” tốt, gặp thông tin giả
mạo người đọc sẽ dễ dàng tin tưởng, thậm chí còn chia sẻ gây ra những hậu quả
khôn lường.
Cách
tốt nhất để hạn chế tin đồn thất thiệt, thông tin giả mạo, chưa được kiểm chứng
là phải đưa ra thông tin chính thức, thông tin chính thống một cách kịp thời,
nhất là ở những sự việc nóng đang được dư luận xã hội quan tâm. Khi thông tin trong
các lĩnh vực đời sống xã hội đều minh bạch thì tin đồn, tin thất thiệt sẽ không
còn nhiều đất sống. Cùng với tin giả, thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng
xã hội thì thông tin xấu, độc từ các video clip cũng đang tràn lan trên các nền
tảng xuyên biên giới khác như Youtube. Trên thực tế, Google cũng đã hợp tác
tích cực với Bộ TT&TT trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ những video clip xấu độc
trên Youtube theo yêu cầu của Bộ. Tuy nhiên, tình trạng các clip xấu độc được
đăng tải trên nền tảng này vẫn còn rất nhiều và có chiều hướng gia tăng. Vì vậy,
trong nhiều trường hợp cần cân nhắc, nếu áp dụng việc chặn triệt để sẽ gây phản
ứng của dư luận trong nước do nước ta chưa có dịch vụ tương tự để thay thế được
Facebook, Google. Bên cạnh đó, hiện cũng chưa có giải pháp để ngăn chặn dòng tiền
quảng cáo phục vụ cho các mục đích xấu trên Facebook và Google, Youtube. Ngoài
ra, việc xác định đối tượng vi phạm trên môi trường mạng còn gặp nhiều khó
khăn, nhất là các mạng xã hội nước ngoài do đối tượng vi phạm còn ẩn danh, gây
khó khăn trong công tác điều tra. Cùng với đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến công tác quản lý Internet và thông tin mạng còn chưa theo kịp
với sự phát triển do đặc thù phát triển quá nhanh của công nghệ, của dịch vụ và
nội dung thông tin...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét