Phản biện xã hội là sự tương tác, giao thoa qua lại về quan điểm, tư duy của các lực lượng, thành phần trong xã hội trước những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, thể chế... có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên trong xã hội. Thông qua việc lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản biện xác đáng, có cơ sở khoa học mà các chủ trương, chính sách, thể chế... của cộng đồng ngày càng phù hợp, đáp ứng tốt hơn với những đòi hỏi của thực tiễn.
Thực tế cho
thấy, trước các sự kiện lớn, những vấn đề hệ trọng của đất nước... Đảng và Nhà
nước ta đều công bố rộng rãi các văn kiện dự thảo, đưa ra quan điểm, chủ
trương... để lấy ý kiến thảo luận, đóng góp của toàn dân. Đại đa số nhân dân có
ý thức trách nhiệm cao, luôn coi mỗi đợt đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các
văn kiện là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và hưởng ứng tích cực. Các cơ quan
chức năng luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận sớm,
hướng dẫn người dân nghiên cứu, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về từng nội
dung trong dự thảo các văn kiện và những vấn đề quan trọng. Các bộ, ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị tổ chức hàng trăm hội nghị, hội thảo, tọa đàm... nhằm
tạo điều kiện để người dân có cơ hội bày tỏ quan điểm. Hằng ngày, hằng giờ, mọi
người dân đều có thể tiếp nhận thông tin và phản ánh quan điểm, ý kiến của mình
qua hàng trăm xuất bản phẩm báo chí in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình
từ Trung ương đến địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét