Dù không
mới nhưng âm mưu, thủ đoạn nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ
XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là mục tiêu không bao giờ
thay đổi của các thế lực thù địch. Lợi dụng phản biện xã hội, xem phản biện xã
hội là "chiêu bài" để chống phá Đảng, Nhà nước là một trong những thủ
đoạn như thế.
Những người
mang động cơ xấu, nhằm mục đích chống phá đất nước không bày tỏ quan điểm theo
quy trình tổ chức và các kênh chính thống. Các đối tượng triệt để lợi dụng ưu
thế của internet, nhất là mạng xã hội để tiến hành các hoạt động chống phá núp
dưới danh nghĩa phản biện xã hội. Dưới sự giật dây của các thế lực thù địch,
một số phần tử cơ hội trong nước và cả ở nước ngoài đã soạn ra các văn bản dưới
dạng “tâm thư”, “thư ngỏ”, “thư góp ý”; thậm chí họ còn soạn hẳn một dự thảo
văn kiện mới, hoàn toàn khác với dự thảo văn kiện chính thống được công bố...
để thể hiện những ý kiến trái ngược với quan điểm của Đảng, Nhà nước rồi gửi
đến các đồng chí lãnh đạo. Để minh họa cho những quan điểm sai trái đã nêu, núp
dưới chiêu bài phản biện xã hội, họ dựng chuyện, tung ra nhiều thông tin thất
thiệt, tuyên truyền xuyên tạc, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, kích động, gây áp
lực, gieo rắc tâm lý hoài nghi, gây bất ổn trong dư luận.
Ngoài
sử dụng những đối tượng phản biện xã hội đã được móc nối, để chống phá Việt Nam
lâu dài, các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam rất quan tâm đến việc gieo
mầm, nuôi dưỡng, phát triển lực lượng phản biện mới. Đối tượng phản biện xã hội
trong giới trẻ và cán bộ, đảng viên, công chức... được họ đặc biệt để mắt. Cùng
với tài trợ về tài chính, họ còn hướng dẫn nội dung, kế hoạch hoạt động liên kết
thành mạng lưới. Khi xuất hiện những quan điểm đi ngược chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, thì ngay lập tức họ huy động lực lượng
"chân rết" vào bình luận, chia sẻ, tung hô... Họ thường đánh tráo
khái niệm giữa ý kiến phản biện xã hội chính thống được Đảng, Nhà nước ta tiếp
thu, với những giọng điệu tuyên truyền chống phá; hoặc đánh đồng giữa những người
có ý kiến khác với những đối tượng cơ hội chính trị, lợi dụng phản biện xã hội
để gây bất ổn trong dư luận. Vì thế, khi một số đối tượng lợi dụng phản biện xã
hội để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Nhà nước bị đưa ra xử lý trước pháp luật
thì họ cho rằng Việt Nam “đàn áp người bất đồng chính kiến”, “vi phạm quyền tự
do ngôn luận”... rồi từ đó kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp. Nhữn chiêu
trò đó đã cũ nhưng chúng ta không thể xem nhẹ hậu quả và cần tích cực đấu tranh
để loại bỏ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét