Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng, các cơ quan, đơn vị cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Hai
là, chủ động
nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để đấu tranh làm
thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Công tác
nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như: Phát hiện các trang
web, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, thù địch; phát
hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá của chúng
trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; phát
hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điều hành các trang mạng xã hội thường
xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền phá chống phá cách
mạng Việt Nam; phát hiện những bất cập, hạn chế của các biện pháp, công tác
nghiệp vụ đã và đang được triển khai...
Để nắm tình hình có hiệu quả, đòi hỏi các
cơ quan, đơn vị, các lực lượng bao gồm: Ban Chỉ đạo 35, lực lượng 47, công tác
viên lực lượng 47 của cơ quan, đơn vị cần sử dụng tổng hợp các phương tiện,
biện pháp; thường xuyên rà quét, lên danh sách các trang web, blog, diễn đàn có
nội dung phức tạp, các đối tượng viết bài trên những trang mạng này (có thể là
tên thật hoặc nickname, bút danh); khai thác thông tin trên các trang web, blog
để xác định được đối tượng sở hữu, quản lý bài viết và đề xuất biện pháp kịp
thời xử lý.
Ba
là, phát huy tốt vai trò của cấp ủy, tổ chức
đảng, người đứng đầu, Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chức năng các cấp, nhất
là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Tập trung lãnh đạo
kiện toàn, xây dựng, phát triển lực lượng đấu tranh theo hướng chủ động tạo thế
liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng
rãi; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời
những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Trong tổ chức thực hiện, cần duy trì tốt các
chuyên trang, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa” ở các cơ quan, đơn vị.
Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp
cần tích cực thông tin và tăng cường đối thoại với nhân dân; chủ động, linh
hoạt tham gia các vấn đề cụ thể của xã hội. Thường xuyên duy trì, thực hiện có
hiệu quả việc phối hợp với các cơ quan chức năng, tạo thế trận rộng khắp, chặt
chẽ trong đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái thù địch, bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng.
Bốn
là, các tổ chức
đảng, MTTQ Việt Nam huyện, các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện cần triển khai, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ một
số vấn đề sau:
Thứ nhất, xem Internet, mạng xã
hội vừa là công cụ, phương tiện quan trọng để đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch; vừa là một kênh thông tin để nắm bắt kịp
thời về tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân
dân trong tình hình mới. Công tác đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng là nhiệm vụ chính trị quan
trọng, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng, trước hết
là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nâng cao
nhận thức, trách nhiệm, sức đề kháng, khả năng chủ động đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội; khắc
phục sự thờ ơ, đứng ngoài cuộc, cho đây là nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn.
Thứ ba, thực hiện có hiệu quả phương châm
“nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, chú trọng tuyên
truyền và khuyến khích chia sẻ, bình luận gương người tốt, việc tốt trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm định hướng dư luận và cổ vũ, động viên mọi
người tham gia, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội.
Thứ tư, có trách nhiệm kiên quyết phê
phán, bác bỏ và kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của
Đảng, Nhà nước, bí mật nội bộ và đưa thông tin sai sự thật, xấu, độc trên
Internet, mạng xã hội.
Thứ năm, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể chính trị-xã hội huyện xây dựng các kênh mạng xã hội để kết nối và
phối hợp hoạt động. Tập hợp, định hướng các tổ chức thành viên hình thành lực
lượng đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian
mạng trong hệ thống.
Thứ
sáu, Đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị: Chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo vệ
bí mật của Đảng, Nhà nước và của cơ quan, đơn vị mình công tác. Khi tham gia
mạng xã hội phải đề cao ý thức, trách nhiệm, thiết thực, lành mạnh; bình tĩnh
chọn lọc và kiểm chứng thông tin trước khi bình luận, tán đồng, chia sẻ. Không
lưu trữ, cung cấp, đăng tải, tán đồng, chia sẻ, phát tán những thông tin xấu,
độc, giả mạo, xuyên tạc, vu khống,… trên không gian mạng. Khi phát hiện cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức vi phạm, phải báo cáo với cơ quan chức năng
biết để kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét