ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ MỤC TIÊU VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI
CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
Bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỉ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi được đăng
tải trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn liên tục nhận được sự quan
tâm, đánh giá cao của dư luận xã hội, đặc biệt là các học giả trong và ngoài
nước.
Từ thực tiễn Việt Nam, đặc biệt là những thành
tựu của 35 năm đổi mới cho thấy đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu và
là sự lựa chọn đúng đắn. Sự lựa chọn ấy của Đảng càng được nhân dân ta tin
tưởng, ủng hộ khi mà mục tiêu và giá trị cốt lõi của mô hình mà chúng ta đang
xây dựng đó là "một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con
người".
Tại các kỳ Đại hội của Đảng, đặc biệt là từ sau công cuộc Đổi
mới đến nay, khẩu hiệu xuyên suốt của các Đại hội là "Dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Đây là mục tiêu và cũng là đích đến
khi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. "Dân giàu" chính là mục
tiêu hướng đến đầu tiên của sự nghiệp vĩ đại này và con đường được Đảng và Bác
Hồ đã lựa chọn để đi, trước hết là phải đem lại cho tất cả người dân một cuộc
sống ấm no, hạnh phúc, ngày càng giàu đẹp hơn.
Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh:
"Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con
người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con
người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã
hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Xã
hội mà chúng ta xây dựng có một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc
về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân".
Thành tựu của sự nghiệp đổi mới 35 năm qua đã minh chứng tính ưu
việt của chế độ mà Việt Nam đang xây dựng. Tỷ lệ hộ nghèo đã
giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 và tiếp tục xuống dưới 3% năm 2020
theo chuẩn nghèo đa chiều.
Đến
nay, hơn 60% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, hầu hết các xã nông thôn có đường oto đên trung tâm, có
điện lưới quóc gia, phổ cập giáo dục tieeuur học vào năm 2000, giáo dục trung
học cơ sở vào năm 2010, tuổi thọ trung bình từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi
năm 2020. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và
người cao tuổi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí. Khoảng 70% dân số nước ta sử
dụng Internet. Năm 2019, chỉ số phát triển con người của Việt Nam đạt mức
0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới, nhất là so với các nước có cùng
trình độ phát triển.
Xây dựng một xã hội mà ở đó sự phát triển phải thực sự là vì con
người vì tất cả mọi người dân chứ không chỉ có một nhóm những người giàu có.
Mục tiêu và sự lựa chọn này của Đảng, Bác Hồ cũng chính khát vọng của toàn thể
nhân dân. Con đường nào đem lại cho người dân ngày một giàu hơn, cuộc sống ngày
một tốt đẹp hơn thì tất yếu con đường ấy là đúng đắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét