Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

 

VÌ SAO MỸ ĐẦU TƯ CHO NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM NHIỀU NHƯ VẬY?

Mỹ mở trường học, cấp học bổng cho du học sinh, mở các lớp kỹ năng truyền thông. Và có vẻ giáo dục Việt Nam luôn được Mỹ quan tâm hơn các lĩnh vực khác? Phải chăng nước Mỹ tốt với Việt Nam đến vậy?

Sự thực không như chúng ta nghĩ, hiện nay để lật đổ một quốc gia bằng bom đạn như với Việt Nam là hầu như rất khó thực hiện, cách thức tiến hành bạo động bằng các cuộc cách mạng màu lại càng không, vì Việt Nam là chế độ đơn đảng, không có đảng đối lập, quân đội  công an trung thành và đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Còn ba đám đối lập loe nghoe mấy mống hầu như hở tên nào túm tên đó, vậy nên để gây ra một cuộc cách mạng màu ở Việt Nam bằng bạo loạn biểu tình lật đổ hầu như điều không tưởng.

Nhưng chủ nghĩa đế quốc có một quan điểm không thay đổi, đó là tiêu diệt lật đổ những chế độ cộng sản là mục tiêu số 1 và xuyên suốt trong kế hoạch dài hạn của Mỹ. Hiện nay khâu khó nhất của Mỹ  trong việc thực hiện cách mạng màu ở hai nước, đó chính là Việt Nam và Trung Quốc. Để chống Trung Quốc nước Mỹ cần Việt Nam lên tuyến đầu, làm quân cờ tốt thí. Nhưng hiện nay Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, với phương châm ngoại giao không kết giao nước này chống nước kia. Vậy nên dù muốn hay không thì Mỹ vẫn chưa thể sử dụng tốt con bài Việt Nam như Mỹ đã làm với các nước chư hầu, bởi sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản chưa cho phép Mỹ biến Việt Nam thành một chư hầu nghe lời Mỹ như Nhật hay Hàn và các nước khác có căn cứ của Mỹ. Thế nên để biến Việt Nam thành quân cờ trong tuyến đầu chống trung quốc, muốn làm được điều đó Mỹ chỉ có cách thay đổi chế độ Việt Nam, dựng lên một chính phủ bù nhìn như ngụy quyền trước kia để sai khiến. Và người Mỹ đã có một chiến dịch dài hơi cho vấn đề này. Đó là đầu tư vào giáo dục, thay đổi một thế hệ tri thức có học của Việt Nam. Những sinh viên này khi được Mỹ đào tạo sẽ là công cụ phục vụ cho chiến lược lâu dài của nước Mỹ sau này.  Mục tiêu nước Mỹ là sau khi đào tạo những sinh viên Việt Nam, sau đó những sinh viên này sẽ quay trở lại phục vụ trong bộ máy chính quyền Việt Nam bằng hình thức dần dần thay thế những lãnh đạo hiện tại, và đến một thời điểm chín muồi nào đó Mỹ sẽ sử dụng những quân cờ này thay đổi chế độ của một quốc gia mà không cần bom đạn tiếng súng. Đầu tư vào giáo dục biến giới trẻ Việt Nam đề cao giá trị của nước Mỹ, khi giá trị của nước Mỹ lan rộng thì chắc chắn những bộ phận này sẽ xem cộng sản là mối "Nguy hại" cần loại trừ. Mình quan sát từ lâu và thấy rằng, hầu như các sinh viên du học ở các nước phương tây đều không có cảm tình với chế độ (nhất là du học sinh Mỹ) trừ một số cocc họ không chống đối ra mặt bởi vì họ có lợi ích trong bộ máy nhà nước, nhưng họ cũng tỏ thái độ im lặng thờ ơ, điều cốt lõi của họ là bảo vệ lợi ích gia đình hơn là lợi ích chế độ.

Có một quan chức Mỹ từng nói "những cái gì mà mấy chục năm nay nước Mỹ không làm được ở trên đất nước này, thì con cháu của các ngài, thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai, nó sẽ giúp nước Mỹ thực hiện được giấc mơ của người Mỹ". Để lật đổ một chính quyền cộng sản người Mỹ đã dày công xây dựng đội ngũ kế cận do họ đào tạo, dần dần thay máu tầng lớp lãnh đạo hiện tại của Việt Nam, khi thời cơ chín muồi chí cần một nhân tố như Giopbachop là đủ đế thay đổi một chính quyền theo chiều hướng chịu sự nghe lời nước Mỹ.

Việc tấn công vào môi trường giáo dục, đó là một trong những mũi tấn công của những thế lực chống phá do phương tây mà đứng đầu là Mỹ tài trợ có một tầm nhìn dài hơi chiến lược . Sự kiện Phạm Minh Hoàng trước khi thâm nhập vào hệ thống giáo dục Việt Nam. Đối tượng này một trong những thành viên cốt cán của Việt Tân trong kế hoạch "sang sông" nhằm đưa người về len lỏi trong môi trường giáo dục Việt Nam. Với hi vọng chuyển biến tư tưởng từng lớp học sinh sinh viên ngày nay. Môi trường giáo dục là nơi đào tạo nên một thế hệ kế cận lãnh đạo đất nước sau này, nếu người nào nắm được môi trường này chắc chắn người đó thắng cuộc.

Giáo dục chúng ta ngày nay đó là áp dụng rập khuôn mô hình giáo dục theo kiểu phương tây. Xem đó là giá trị cốt lõi, dần dần lâu hơn nữa khi đạt tới trình độ nhất định, những người được đào tạo ra sẽ xem những giá trị lịch sử như chủ nghĩa xã hội là lỗi thời cần phải được loại bỏ. Tương lai chỉ cần 20 năm có thể thay máu hoàn toàn thể hệ trẻ đất nước, khi người ta không biết tới giá trị lịch sử, chắc chắn người ta cũng sẽ quên quá khứ. Tôi từng tiếp xúc với nhiều giáo viên đang đứng trên bục giảng, dù là giáo viên, sinh viên họ vẫn xem những giá trị phương tây là cốt lõi, mô hình giáo dục xã hội chủ nghĩa là cổ hũ lạc hậu. Vậy thử hỏi những giáo viên như thế sẽ đào tạo ra những học sinh như thế nào? Tất nhiên là phủ nhận những thành quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ba mũi giáp công đánh vào hệ thống xã hội nước ta đó là. Kinh Tế-Truyền Thông-Và giáo dục. Kinh tế tăng các khoản viện trợ đầu tư, cốt làm sao đế cho người dân hiểu đó là giá trị cần hướng tới, đế có sự so sánh giữa hai mô hình. Truyền thông mở những lớp tập huấn báo chí theo tiêu chuẩn phương tây, sử dụng những cây bút những tờ báo biến chất đánh vào những điểm yếu của Đảng, làm suy giảm lòng tin của người dân qua cơ quan truyền thông sở tại. Về giáo dục viện trợ cấp học bổng, mở trường học tuyển chọn nhân tài đào tạo theo phương pháp chuẩn phương tây, tất nhiên sau khi ra trường những "tri thức" này sẽ phục vụ cho công cuộc tuyên truyền giá trị tư tưởng phương tây ngay đất nước mình. Cứ 10 sinh viên du học thì có 9 người ca ngợi mô hình giáo dục phương tây và lên án mô hình xã hội chủ nghĩa. Đây là lực lượng nòng cốt trong cuộc diễn biễn hòa bình nhằm vào những nước mà phương tây xem là "độc tài thiếu dân chủ".

Sự kiện việc cựu đại sứ Mỹ một người luôn can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Làm phó chủ tịch một ngôi trường khá nổi tiếng vừa mới thành lập theo tiêu chuẩn phương tây, đã đủ nói lên việc Mỹ đã có những toan tính trong việc cổ phần hóa đội ngủ kế cận của Việt Nam sau này. Tôi từng nhớ có câu nói của một viên tướng Mỹ khi rút quân khỏi Việt Nam.

"Người Mỹ sẽ trở lại Việt Nam không phải với bom đạn, mà bằng đồng đô la, và cờ của nước Mỹ sẽ tung bay khắp Việt Nam".

Cách đây hơn 1 năm Đàm Bích Thủy hiệu trưởng trường đại học Fulbright trong một lần phát biểu trước báo chí từng nói rằng:

"Học sinh của Thủy đã được xem một tập phim tài liệu của Ken Burns về Chiến tranh Việt Nam. Kết thúc tập phim, Thuỷ cho biết nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem. Thủy nói rằng các sinh viên đã trao đổi lại với cô ấy: “Chúng tôi chưa bao giờ biết người Mỹ phải chịu đựng nhiều như vậy. Trước đây chúng tôi chỉ nghĩ người Việt Nam chịu thiệt thòi”

Việc bà Thủy là hiệu trưởng một trường đại học của Mỹ trên lãnh thổ Việt Nam, thì việc bà ta hướng học sinh sinh viên của trường này theo góc nhìn của Mỹ là điều mà ai cũng từng đã biết trước "Ăn Cơm của chủ phải sủa theo chủ là điều từ xưa tới nay đám người Việt có tư duy nô lệ luôn làm vậy". Ngày trước ngôi trường này từng bổ nhiệm một tên sát nhân làm chủ tịch ủy thác.

Khi bắt đầu thành lập trường đại học Fulbright ở Việt Nam, lúc đó Fulbright đã bổ nhiệm ngay Bob Kerrey một tên sát thủ máu lạnh từng thảm sát người dân làng Thạnh Phong, Bến Tre. Trước là để thăm dò dư luận của người dân Việt Nam đã lãng quên cuộc xâm lược Mỹ hay chưa, sau là để thăm dò phản ứng của Việt Nam trong vụ bổ nhiệm lần này, rất tiếc cho chúng nhiều người Việt Nam vẫn chưa quên nỗi đau mà người Mỹ để lại cho đất nước này. Sau khi dư luận phản ứng gay gắt, ngay lập tức Bob bị cho thôi chức chủ tịch. Nhưng bản chất ngôi trường này vẫn vậy, vẫn mang nặng tư duy truyền bá tư tưởng của nước Mỹ, và có cái nhìn sai lệch về cuộc chiến mà người Mỹ đã xâm lược Việt Nam. Đại học Fulbright với mục tiêu "Khai phóng đa chiều" nhưng thực chất nó cũng là hướng người học tới góc nhìn của Mỹ. Hôm nay chúng tuyên truyền cho học sinh người lính Mỹ đã khổ sở mất mát ntn trong chiến tranh Việt Nam, thì ngày mai ngày kia chúng sẽ hướng sinh viên chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến của người Mỹ giải phóng Việt Nam khỏi cộng sản. Không điều gì là không thể, không chỉ ở Việt Nam mà người Mỹ muốn cho cả thế giới thấy các cuộc xâm lược của họ đều là nhân danh những hành động cao cả. Và không biết từ khi nào những kẻ xâm lược lại được đem ra so sánh là đáng thương, và nếu họ đáng thương phải chăng những người lính Việt Nam là những người bị lên án khi đánh đuổi lính Mỹ xâm lược?

Trong những năm gần đây chúng ta thường như bỏ trống vấn đề tư tưởng của học sinh, giáo dục chỉ biết dạy học sinh biết chữ và ngoại ngữ, mà thiếu những kiển thức lịch sử đất nước. Khiến cho một bộ phận không ít sinh viên có cái nhìn lệch lạc về cuộc chiến vệ quốc của dân tộc. Đó là một tiền lệ nguy hiểm, những câu khẩu hiệu "Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại "đã không còn xuất hiện trong trường học. Những người thầy như Đàm Bích Thủy, hay Nguyễn Đức Thanh chính là một trong những kẻ đi tiên phong trong việc đầu độc tư tưởng học sinh về những vấn đề lịch sử.

Bà Thủy với khẩu hiệu luôn mồm là "Giáo dục khai phóng" nhưng thực chất bà ta cũng như bao con vẹt khác được người Mỹ nuôi để sủa theo bản chất nước Mỹ. Học sinh của bà sau này chắc chắn sẽ trở thành những nhà kinh tế tài ba lãnh đạo,thậm chí cả quan chức. Sự thành công ở những học sinh này đối với người Mỹ, đó là nói hộ thay lời nước Mỹ giữa đất nước Việt Nam. Và lâu dần lịch sử Việt Nam sẽ bị bóp méo, cuộc chiến vệ quốc của người Viêt Nam sẽ trở thành cuộc xâm lược Bắc Nam. Người Mỹ với vai trò trọng trách cao cả ở Miền Nam" chống lại cộng sản miền bắc cho một thế giới tự do" đó là những gì Đàm Bích Thủy và trường Fulbright và nhiều quỹ giáo dục nước Mỹ đầu tư đang muốn hướng tới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét