Theo thống
kê, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam đạt khoảng 70%, trong khi tỷ lệ
trung bình thế giới là hơn 51% và Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có số người sử
dụng Internet cao nhất thế giới.
Freedom House
lại vừa ra báo cáo năm 2022 với những đánh giá định kiến, thiếu khách quan về
tình hình tự do Internet ở Việt Nam.
Những đánh
giá của Freedom House là sự bịa đặt, được đưa ra một cách vô căn cứ và cố tình
phớt lờ thực tế sinh động ở Việt Nam về tự do Internet cũng như những thành tựu
đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận về các quyền con người mà Việt Nam đạt được
trong nhiều năm qua.
Thực tế cho
thấy những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đã được các
nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR)
của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ.
Việt Nam cũng
là một trong số những quốc gia đã về đích sớm trong việc thực hiện nhiều Mục
tiêu thiê0n niên kỷ của Liên hợp quốc và đang nỗ lực thực hiện các Mục tiêu
phát triển bền vững.
Những thành
tích của Việt Nam về Internet cũng hết sức ấn tượng. Theo thống kê, tỷ lệ người
sử dụng Internet tại Việt Nam đạt khoảng 70%, trong khi tỷ lệ trung bình của
thế giới là hơn 51%. Việt Nam thuộc nhóm 20 nước có số người sử dụng Internet
cao nhất thế giới. Tại Việt Nam, hàng chục triệu người dân đang sử dụng
Internet để phục vụ cho việc học tập, làm việc, giải trí,…
Ở Việt Nam,
hiện có hàng trăm mạng xã hội khác nhau đăng ký hoạt động, trong đó một số mạng
xã hội được sử dụng phổ biến như Facebook, Zalo, Twitter, Instagram, Tiktok,…
trong đó, Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất với hơn 65 triệu người sử dụng.
Người dân có
thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất
là qua các trang web, mạng xã hội. Nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính
trị từ trung ương đến địa phương đã và đang sử dụng Internet, mạng xã hội để
làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính và liên hệ trực tiếp với người
dân,…
Đó là những minh chứng sinh
động của việc Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và bảo vệ quyền phát triển của
mỗi người dân, quyền được tự do thông tin, tự do Internet. Vì thế, việc Freedom
House chỉ trích Luật An ninh mạng của Việt Nam nhằm kiểm soát người dân sử dụng
Internet là hết sức phi lý.
Cần khẳng
định rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam ra đời nhằm làm lành mạnh hóa không
gian mạng xã hội và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên không gian mạng, xuất
phát từ thực tế rằng việc có số lượng người sử dụng mạng xã hội quá lớn kéo
theo nhiều hành vi vi phạm như bán hàng lừa đảo, đưa những video clip trái với
thuần phong mỹ tục lên không gian mạng, lợi dụng mạng xã hội để đưa thông tin
sai sự thật, thông tin xấu độc vì động cơ cá nhân, kích động, gây rối trật tự
xã hội,…
Việc thực
hiện quyền tự do Internet và mạng xã hội tại Việt Nam luôn được đặt trong khung
khổ pháp luật, qua đó mới bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt
động lợi dụng mạng xã hội để vi phạm pháp luật Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ
xã hội, tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào Việt Nam.
Cũng cần phải
nói rõ rằng Luật An ninh mạng của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với quy định của
luật pháp quốc tế, cụ thể ở đây là Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị (ICCPR).Hiện có hàng trăm mạng xã hội khác nhau đăng ký hoạt động tại
Việt Nam, trong đó một số mạng xã hội được sử dụng phổ biến như Facebook, Zalo,
Twitter, Instagram…
Internet là
không gian truyền thông lớn nhất trên thế giới hiện nay, là nơi các tầng lớp,
cộng đồng và cá nhân trên thế giới có quyền bày tỏ chính kiến, quan điểm. Quyền
tự do này đã được Liên hợp quốc quy định rõ ràng tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều
19 của ICCPR.
Tuy nhiên,
Khoản 3 cũng nêu rõ: “Việc thực hiện những quyền quy định tại Khoản 2 điều này
kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải
chịu một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định
trong pháp luật và cần thiết để: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người
khác, b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức
công chúng.”
Rõ ràng, khi đưa ra các
đánh giá về tự do Internet tại Việt Nam, Freedom House đã cố tình phớt lờ những
quy định trên của ICCPR, đồng thời bỏ qua môt thực tế hiển nhiên là không chỉ
Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng mà trên thế giới đã có hơn 180 quốc gia đã
ban hành luật này hoặc quy định các điều luật về an ninh mạng trong bộ luật bảo
đảm an ninh quốc gia. Nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore,…
đã có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm trên
không gian mạng.
Những đánh
giá thiếu khách quan, thiên lệch của Freedom House về tự do Internet của Việt
Nam được lặp đi lặp lại kể từ khi Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là nhằm
kích động, gây rối xã hội. Những thông tin mà Freedom House tiếp cận được về
tình hình Việt Nam chủ yếu thông qua các tổ chức phản động, các đối tượng hoạt
động chống phá Việt Nam.
Rõ ràng,
những thông tin đó phản ánh không đúng thực tiễn. Mục đích là nhằm tạo ra nhận
thức lệch lạc về vấn đề tự do Internet và nhân quyền tại Việt Nam nhằm bôi xấu
hình ảnh, hạ thấp uy tín, vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Vladimir Kolotov – Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh tại Saint-Peterburg (Liên bang Nga), khẳng định: “Năm nào, Freedom House cũng công bố bảng danh sách mang tính chủ quan, không có gì thay đổi, không phản ánh tình hình thực tiễn về các khía cạnh nhân quyền của các nước trên thế giới. Họ không dựa trên cơ sở trên thực tế. Họ tự cho mình quyền cáo buộc nước khác vi phạm nhân quyền, quyền tự do tín ngưỡng… và dựa vào đó để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.”
Rõ ràng, Freedom House không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với Việt Nam bằng những nhận xét thiếu khách quan, thiên lệch về tình hình tự do Internet và nhân quyền ở Việt Nam. Freedom House cần chấm dứt ngay những báo cáo vô giá trị như vậy./.
Freedom House không có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và càng không thể gây sức ép với Việt Nam bằng những nhận xét thiếu khách quan, thiên lệch về tình hình tự do Internet và nhân quyền ở Việt Nam.
Trả lờiXóa