Những
năm gần đây, sự sôi động trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện ở
việc liên tục gia tăng số lượng các cơ sở thờ tự trong tôn giáo và tín đồ. Bất
chấp điều đó, các thế lực thù địch vẫn vu cáo Việt Nam ngăn cản tự do tôn giáo,
không công nhận các tổ chức tôn giáo.
Theo
số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, nếu như năm 1985, số lượng tín đồ các tôn
giáo ở Việt Nam vào khoảng 14 triệu, thì đến năm 2021 đã tăng lên hơn 26,5
triệu. Thành tựu trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam còn
được thể hiện qua sự gia tăng số lượng các trường đào tạo chức sắc.
Tính
đến tháng 4/2022, các tôn giáo ở Việt Nam có 66 cơ sở đào tạo chức sắc với
10.000 học viên đang theo học, riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 47 cơ sở
đào tạo, trong đó có 4 học viện Phật giáo. Các cơ sở thờ tự cũng được quan tâm
sửa chữa, xây mới. Tính đến ngày 31/12/2021, cả nước có 29.800 cơ sở thờ tự của
các tôn giáo, tăng thêm 5.800 cơ sở so với năm 2008.
Hiện
ở Việt Nam cũng có nhiều hệ thống tổ chức giáo hội có tầm hoạt động quốc tế,
đặc biệt là Công giáo, Phật giáo và một số tổ chức tôn giáo có nguồn gốc nước
ngoài du nhập vào Việt Nam, thể hiện thông qua việc mở rộng quan hệ với các tổ
chức tôn giáo các nước và tiến hành các hoạt động thiện nguyện ở nước ngoài.
Chẳng hạn như giữa tháng 6 vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ
trao tặng tài trợ, giúp đỡ nhân dân Sri Lanka vượt qua khó khăn do cuộc khủng
hoảng kinh tế, chính trị tại đất nước này.
Không
chỉ phát triển mạnh mẽ về số lượng, các tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc ở
Việt Nam đã chứng tỏ tầm ảnh hưởng tích cực đối với đời sống, sẵn sàng đóng góp
cho cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện và đồng hành với các hoạt
động của đất nước, mà những gì diễn ra trong giai đoạn đại dịch COVID-19 phức
tạp là một ví dụ điển hình.
Những
con số và ví dụ nói trên một mặt phản ánh sự quan tâm của Nhà nước Việt
Nam trong thực hiện nhất quán quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; mặt khác khẳng
định Việt Nam không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo hay không; không
phân biệt hay kỳ thị bất kỳ tôn giáo nào dù nội sinh hay được truyền từ nước
ngoài, dù là tôn giáo đã ổn định lâu dài hay mới được công nhận.
Thực
tế cũng cho thấy, các tín đồ tôn giáo ở Việt Nam ngày càng đông và họ được tự
do hành lễ dù ở nhà riêng hay nơi thờ tự. Mỗi người Việt Nam cũng thường có tín
ngưỡng riêng, chẳng hạn như thờ cúng tổ tiên, ngày rằm mùng một thắp hương...
nhưng vẫn có thể theo tôn giáo. Ngoài ra, nhiều lễ hội tôn giáo diễn ra hằng
năm không còn là chuyện riêng của từng tôn giáo mà đã có sức lan tỏa lớn trong
cộng đồng xã hội, qua đó làm giàu thêm đời sống tinh thần của nhân dân.
Qua
đó để thấy rằng, việc một số cá nhân, tổ chức nước ngoài thường xuyên bóp méo
hoặc có cái nhìn sai lệch về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam có thể do mưu
đồ rắp tâm chống phá Việt Nam thông qua vấn đề dân chủ, tôn giáo và nhân quyền,
hoặc cũng có thể do sự khác biệt trong cách nhìn và quan niệm của họ về vấn đề
này.
Can
thiệp sâu vào tình hình tự do nhân quyền cũng như tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
các quốc gia khác và cố bắt các quốc gia ấy phải mặc “bộ cánh tự do tôn giáo”
mang màu sắc phương Tây là điều không thể chấp nhận được. Bộ cánh ấy qua mô tả
thì rất mỹ miều và hợp thời, nhưng liệu đã có ai thừa nhận sự chuẩn mực của nó?
HAIVAN
bài rất hay
Trả lờiXóa