CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU
XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI, HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập quốc tế, trong thời gian qua, hoạt
động đối ngoại của Việt Nam đã có nhiều bước phát triển quan trọng, góp phần
tiếp tục khẳng định vị thế của đất nước trên trường quốc tế, đem lại những điều
kiện thuận lợi to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh một
nước Việt Nam quyết tâm chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, giữ vững độc lập chủ
quyền; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, yêu chuộng hoà bình,
sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng
quốc tế đang ngày càng được khẳng định.
Thành quả đó vừa phản ánh sự đúng đắn
về đường lối đối ngoại, đối ngoại quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta, sự nỗ lực,
quyết tâm của các cấp, các ngành trong cả nước; vừa đem lại niềm tự hào cho dân
tộc ta về ý chí vươn lên, khẳng định mình trong bối cảnh quốc tế đầy biến động,
phức tạp, diễn biến khó lường. Chúng ta đang ngày càng có vị trí, vị thế xứng
đáng, uy tín và tiếng nói được tôn trọng trong các quan hệ, diễn đàn quốc tế.
Trước thực tế ấy, trong khi đa số
người Việt Nam ở trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài vui mừng, thì một bộ phận
nhân danh “những người yêu nước”, quan tâm đến “vận mệnh đất nước” lại tỏ ra
“quan ngại”, “lo lắng” với những lý do bất bình thường. Họ bàn luận, bình luận
khá nhiều vấn đề, trong đó, điều đáng buồn là có khá nhiều luận điệu thiếu
thiện chí, xuyên tạc trắng trợn đường lối, hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà
nước. Họ cho rằng, những hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta là
“mù mờ do bị chi phối bởi ý thức hệ lạc hậu”, rằng, “không minh bạch về mục
đích, phương hướng”. Họ cho rằng đó
là thủ đoạn ngoại giao “Bắt cá hai tay”, là “Biểu hiện sự hoảng sợ trước sức
mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, nên phải cố tìm ra đối trọng”,...Rằng, “Không ai
muốn can thiệp khi Việt
Chúng ta không loại trừ trong số những người đưa ra những luận điệu này
có người là do sự ngộ nhận, a dua do thiếu cân nhắc, thiếu thông tin, hoặc hiểu
chưa đầy đủ, phiến diện về đường lối, hoạt động đối ngoại của Việt Nam. Nhưng
chúng ta cũng tỉnh táo để khẳng định rằng, hầu hết những người tung ra những
luận điệu này đều tỏ rõ sự thiếu thiện chí, tỏ rõ ý đồ cố tình xuyên tạc, phá
hoại đường lối, phủ nhận kết quả hoạt động đối ngoại của chúng ta.
Chúng ta thừa hiểu rằng, thực chất dã tâm của những người tỏ ra “lo lắng,
băn khoăn” về hoạt động đối ngoại của Việt
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta luôn ý thức được rằng, Đảng, Nhà nước
ta chưa bao giờ đặt lợi ích bảo vệ hệ tư tưởng lên trên lợi ích cùa dân tộc như
họ từng vu cáo, xuyên tạc. Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền thiêng liêng,
nhưng bình tĩnh xử lý linh hoạt thông qua đàm phán, dựa trên luật pháp quốc tế,
không bị kích động, phung phí, nóng vội sử dụng vũ lực. Chúng ta đã làm hết sức
để duy trì môi trường hoà bình, cái chúng ta cần để phát triển đất nước và góp
phần giữ gìn môi trường ổn định trong khu vực. Kết quả là, Việt Nam, Trung Quốc
đã nhất trí không ngừng làm phong phú thêm mối quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện, hai nước đã có nhiều bước tiến quan trọng trong giải quyết vấn đề tranh
chấp Biển Đông, đã thông qua văn kiện “Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn
đề trên biển giữa Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”; biên phòng hai nước đã thiết lập “đường dây nóng” trao đổi, xử
lý kịp thời những vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển;
hai bên thoả thuận cùng các nước ASEAN xúc tiến tiến trình đàm phán để đi đến
Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC)... Đối với Hoa Kỳ, chúng ta
đã luôn nỗ lực cải thiện mối quan hệ, do đó, từ chỗ bình thường hoá quan hệ,
Việt Nam với Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, tiếp tục đẩy mạnh
hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Với quan điểm, chủ trương đối ngoại nhất quán, hợp
lý, quan hệ giữa nước ta với các nước lớn, các nước bạn bè truyền thống, các
nước láng giềng không ngừng tiến triển tốt đẹp.
Rõ ràng những luận điệu cho rằng, đường lối, hoạt động ngoại giao của
Việt Nam “không minh bạch về mục đích, phương hướng”, “hoạt động ngoại giao mù
mờ do bị chi phối bởi ý thức hệ lạc hậu” là hoàn toàn vô lý, đi ngược lại xu
thế phát triển, cố tình phủ nhận thành quả đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta. Không khó khăn gì để nhận thấy rằng, những kiểu phát biểu, những luận
điệu này cùng một giuộc với những luận điệu “Tổ quốc cao hơn Nhà nước và chế
độ”, “Tổ quốc Việt Nam là cội nguồn chung của mọi người Việt Nam... Vì thế, dĩ
nhiên Tổ quốc không thể mang một ý thức hệ tư tưởng nào cả” (!); thực ra, nó nằm
trong âm mưu chung là tiếp sức, cổ suý cho những mưu toan xoá bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt
Ở khía cạnh khác, chúng ta thấy rằng, những kẻ đã tung ra những quan
điểm, luận điệu thiếu trách nhiệm, thiếu thiện chí trên đây đã xuyên tạc truyền
thống ngoại giao khoan dung, thân thiện với phương châm “thêm bạn bớt thù”, chủ
động ngăn chặn xung đột, mầm mống chiến tranh, mong muốn xây dựng cuộc sống
thái bình của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy không chỉ hiện hữu trong lúc
gặp khó khăn về thế và lực, vận mệnh bị đe doạ mà ngay cả khi dân tộc ta đang
trên thế chiến thắng. Trong lịch sử dân tộc, sau đại thắng quân Minh, cha ông
ta đã thực hiện “Sửa hoà hiếu hai nước, tắt muôn đời chiến tranh” (Cáo Bình
Ngô- Nguyễn Trãi). Trong chiến tranh giải phóng dân tộc của thế kỷ XX vừa qua,
một mặt chúng ta kiên quyết chống xâm lược, đế quốc, song mặt khác, chúng ta
cũng luôn tích cực xây dựng tình hữu nghị, tranh thủ sự ủng hộ chính nghĩa, vãn
hồi hoà bình của nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ và bạn bè quốc tế.
Họ đã cố tình phủ nhận đường lối đối ngoại đa phương hoá, đa dạng hoá
quan hệ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho sự phát triển, phấn đấu vì
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội mà Đảng, Nhà nước, nhân
dân ta công khai tuyên bố và được bạn bè quốc tế hoan nghênh, cổ vũ, bởi nó hợp
với xu thế thời đại, là nguyện vọng, ý chí của tất cả các quốc gia, dân tộc
không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển, bản sắc văn hoá trong
điều kiện toàn cầu hoá. Do đó, những ý kiến muốn từ bỏ, xuyên tạc phương châm
đối ngoại đa phương hoá, đa đạng hoá, mở cửa, làm bạn, chủ động hội nhập quốc
tế là không thức thời, lạc hậu, là phủ nhận bài học của quá khứ, đi ngược lại
dòng chảy của lịch sử đương đại. Có chăng nó chỉ hợp với luận điệu của những
người muốn Việt
Chúng ta thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà
bình, hữu nghị. Theo đó, phải lấy độc lập, tự chủ với thực lực bên trong là yếu
tố căn bản, quyết định, kiên quyết không bị lệ thuộc, chi phối, can thiệp từ
bên ngoài; còn sức mạnh bên ngoài do hoạt động đối ngoại mang lại có vai trò
quan trọng, hỗ trợ đắc lực và dù có được chuyển hoá nhưng cũng không thể thay
thế được sức mạnh nội lực. Liên quan đến đối ngoại quốc phòng, Việt Nam đã
khẳng định chính sách quốc phòng hoà bình, tự vệ của mình, Việt Nam không là
đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự
trên lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước
khác, sức mạnh quân sự của Việt Nam chỉ nhằm tự vệ, bảo vệ lợi ích chính đáng
của mình, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào. Đó là tư thế, là ý chí, nguyện
vọng của dân tộc ta được chung đúc, kết tinh từ lịch sử dựng nước, giữ nước và
được tiếp nối, phát huy trong thời đại mới.
Lẽ nào, dân tộc ta với truyền thống kiên cường, bất khuất trong chống
ngoại xâm lại lo sợ về sự mặc cả, hay việc các cường quốc sợ làm mất lòng đối
tác chiến lược khi can thiệp, giúp đỡ ta lúc lâm nguy. Bài học của Phan Chu
Trinh, Phan Bội Châu về sự trông chờ vào sự giúp đỡ, cải cách của Pháp, Nhật
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX vẫn còn đó, ước vọng của hai
nhà chí sĩ yêu nước nhiệt thành đã thất bại, chỉ đến khi chúng ta “Lấy sức ta
mà giải phóng cho ta” vào mùa thu năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, Cách mạng
Tháng Tám thành công, dân tộc ta mới thoát khỏi gông cùm nô lệ, đứng lên làm
chủ vận mệnh của mình. Tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 12 vừa qua, Thủ trướng
Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ: Việt
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, khẳng định rằng, đường lối, quan điểm, hoạt
động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn, hợp lý,
được đông đảo các quốc gia trên thế giới tin tưởng, ủng hộ; vị thế, uy tín của
đất nước ngày càng được nâng cao. Bởi vậy, dù cho các thế lực thù địch, những
kẻ thiếu thiện chí và những người ngộ nhận, thiếu hiểu biết ra sức tung ra
những phát biểu thiếu khách quan hay những luận điệu xuyên tạc, thì với đường
lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị đúng đắn, công khai nhất định
vẫn tiếp tục đưa đến những thành công của Việt Nam trên trường quốc tế, chúng
ta sẽ có thêm nhiều bạn, nhiều đối tác và quan hệ quốc tế sâu sắc phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình thế tích cực ấy không thể đảo ngược./.
Người dân Việt Nam cần nâng cao cảnh giác với các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn hiểm độc, tinh vi của chúng.
Trả lờiXóa