CÔNG TÁC
NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN
VỚI CUỘC ĐẤU
TRANH LÝ LUẬN HIỆN NAY
TCCSĐT - Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu lý luận với đấu tranh lý
luận là quy luật hình thành phát triển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mối
quan hệ giữa nghiên cứu lý luận với đấu tranh lý luận
Đấu
tranh lý luận là động lực thúc đẩy nghiên cứu lý luận phát triển
Lịch
sử đã ghi nhận, trong toàn bộ quá trình hình thành, phát triển hệ thống quan
điểm lý luận của mình, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã phải thường xuyên liên tục,
lúc quyết liệt, công khai, lúc bí mật, lặng lẽ đấu tranh với rất nhiều lý luận
phản diện, trên nhiều mặt từ triết học, kinh tế chính trị đến chủ nghĩa xã hội
khoa học, từ những người trong phái Hê-ghen trẻ, như hai anh em nhà Bau-ơ
(Bau-ơ Bru-nô và Bau-ơ Ét-ga), đến Pru-đông, Ba-cu-nin,… Để bảo vệ, phát triển
thắng lợi chủ nghĩa C. Mác trong điều kiện lịch sử mới, V.I. Lê-nin đã kiên
quyết đấu tranh với đủ loại lý luận phản động từ phái dân túy đến phái Ma-khơ,
từ chủ nghĩa xã hội dân chủ đến chủ nghĩa xã hội vô chính phủ, từ Plê-kha-nốp
đến Cau-xky,…
Đấu
tranh lý luận của Đảng ta hiện nay có thể xem là tổng thể các hoạt động nhằm vô
hiệu hóa các hoạt động tuyên truyền chống phá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. Đấu tranh lý luận là bộ phận của
đấu tranh giai cấp, gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc vào cuộc đấu tranh giai cấp.
Song đấu tranh lý luận có tính độc lập tương đối, có quy luật vận động phát
triển và nội dung, hình thức rất phong phú. Chính hoạt động phong phú, đa dạng
chống lại âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù
địch trên lĩnh vực lý luận đã tạo động lực to lớn thúc đẩy nghiên cứu lý luận
phát triển.
Xuyên
tạc, phá hoại chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng
Cộng sản Việt Nam là mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch, nhưng ở mỗi
thời điểm, nội dung, phương thức chống phá lại khác nhau và thủ đoạn ngày càng
tinh vi xảo quyệt hơn. Xuyên tạc, trích dẫn cắt xén, nửa vời tư tưởng các nhà
kinh điển để hạ bệ, xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là cách các thế lực thù địch đã sử dụng từ rất sớm và hiện nay vẫn tiếp
tục sử dụng. Hiện nay, cách chúng thường dùng hơn là đối lập C. Mác, Ph.
Ăng-ghen với V.I. Lê-nin, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác -
Lê-nin. Nhân danh chống chủ nghĩa giáo điều phủ nhận giá trị trường tồn của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt chúng đối lập thực tiễn đổi
mới ở nước ta với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, cho rằng chúng ta đã từ bỏ chủ nghĩa
Mác - Lê-nin,...
Để
phản bác những quan điểm phản động đã được các trung tâm nghiên cứu lý luận của
các thế lực thù địch chuẩn bị bài bản, với những đường đi nước bước được tính
toán kỹ càng, chúng ta không đơn thuần chỉ tuyên bố phủ nhận là đủ, mà cần
nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ, toàn diện hơn bản chất cách mạng khoa học, và sự kế
thừa phát triển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các giai
đoạn lịch sử, từ đó bổ sung, phát triển, hoàn thiện các quan niệm, khái niệm,
phạm trù nguyên lý quy luật của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cả
về triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học cho phù hợp với
điều kiện lịch sử mới. Đương nhiên ngoài động lực quan trọng do cuộc đấu tranh
lý luận mang lại, nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam là động lực cơ bản
quyết định sự phát triển của nghiên cứu lý luận ở nước ta hiện nay.
Nghiên
cứu lý luận là cơ sở, nền tảng của đấu tranh lý luận
Ở
nước ta hiện nay có thể coi công tác nghiên cứu lý luận là tổng thể các hoạt
động nhằm nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc hơn và tích cực, chủ động
phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng, đồng thời xem
xét, đề xuất những nội dung, hình thức, con đường, biện pháp mới bảo vệ, truyền
bá, vận dụng thắng lợi chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Nghiên
cứu lý luận có nội dung, hình thức rất phong phú. Tùy mục đích, phương pháp
tiếp cận có thể chia nghiên cứu lý luận theo những lát cắt khác nhau. Phân chia
theo chức năng nhiệm vụ, có thể chia thành: Nghiên cứu lý luận nhằm nhận thức
đúng đắn, toàn diện sâu sắc đầy đủ hơn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối quan điểm của Đảng; nghiên cứu lý luận nhằm phát triển kịp thời
các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật, quan điểm, luận điểm đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ mới của cách mạng nước ta; nghiên cứu lý luận nhằm nâng cao chất
lượng hiệu quả truyền bá, bảo vệ, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng,… Và cũng có thể hiểu nghiên cứu lý luận
trên hai lĩnh vực: nghiên cứu lý luận để bảo vệ, phát triển lý luận của ta và
nghiên cứu lý luận của các thế lực đối lập, thù địch.
Đấu
tranh lý luận hay đấu tranh trên mặt trận lý luận thực sự là cuộc đọ sức quyết
liệt. Ở đó nghiên cứu để nhận thức, phát triển lý luận của ta chính là việc
tăng cường sức mạnh, nội lực, giúp thế và lực về lý luận của ta ngày càng mạnh
lên, đủ sức đề kháng và miễn dịch được bất cứ sự tấn công, xâm nhập nào của các
chủng “vi-rút” lý luận độc hại, làm cho vũ khí lý luận của chúng ta sắc bén
hơn. Đây chính là điều kiện tiên quyết, cơ bản nhất quyết định thành công của
cuộc đấu tranh lý luận, đồng thời là phương cách tốt nhất, chủ động nhất, tích
cực nhất để chuẩn bị đấu tranh lý luận mà không phải tiến hành đấu tranh, ngược
lại nếu lĩnh vực này hoạt động yếu kém, hoặc nghiên cứu lý luận không phát
triển kịp với đòi hỏi của tình hình, thì kể cả những thứ lý luận thù địch già
cỗi, lạc hậu nhất cũng có thể tấn công, phá hoại chúng ta.
Nghiên
cứu lý luận và đấu tranh lý luận quan hệ chặt chẽ, tác động ràng buộc, quy
định, chuyển hóa lẫn nhau
Nghiên
cứu lý luận và đấu tranh lý luận tuy là hai lĩnh vực hoạt động có nội dung,
hình thức, biện pháp và quy luật vận động không giống nhau, nhưng đều có chung
mục đích là bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là mục tiêu, phương hướng quy định
nội dung, hình thức phương pháp hoạt động của toàn bộ công tác nghiên cứu lý
luận, đấu tranh lý luận nói chung, và mỗi cơ quan tổ chức, cá nhân hoạt động
trên mặt trận lý luận nói riêng. Coi nhẹ, xa rời, phủ nhận mục tiêu này sẽ làm
cho các hoạt động nghiên cứu lý luận, đấu tranh lý luận mất phương hướng, mất
đi vũ khí sắc bén, chỗ dựa vững chắc.
Đấu
tranh lý luận phải kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu lý luận mới có cơ sở nền
tảng vững chắc, nhưng kết quả đấu tranh lý luận không chỉ là động lực quan
trọng thúc đẩy nghiên cứu lý luận, mà còn là một trong những tiêu chí đánh giá
trình độ nghiên cứu lý luận. Nghiên cứu lý luận có kết hợp chặt chẽ với đấu
tranh lý luận mới nhìn thấy rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu, mới bổ sung kịp thời
những nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu tiếp cận phù hợp, mới trực
tiếp thể hiện được uy tín, sức mạnh trong cuộc đấu giai cấp, đấu tranh dân tộc,
từ đó hoàn thiện hơn về mục tiêu, phương hướng, biên chế tổ chức và lực lượng
nghiên cứu lý luận.
Những
vấn đề đặt ra với công tác nghiên cứu lý luận trong cuộc đấu tranh lý luận hiện
nay
Để
bảo vệ và vận dụng thắng lợi chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên trì đấu tranh
không khoan nhượng với đủ loại lý luận từ lý luận mang màu sắc tư sản của Quốc
dân Đảng đến lý luận của Trốt-kít và lý luận các loại của chủ nghĩa cơ hội xét
lại trong phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế du nhập vào Việt Nam.
Thực
tiễn cách mạng thế giới còn chứng minh, ở đâu, lúc nào không kết hợp chặt chẽ
giữa nghiên cứu lý luận và đấu tranh lý luận, tuyệt đối hóa, hoặc coi nhẹ bất
cứ hoạt động nào đều làm cho cách mạng gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Tuy
nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử, ở mỗi quốc gia dân tộc do yêu cầu của của nhiệm
vụ cách mạng, nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu lý luận và đấu tranh
lý luận không giống nhau, nhưng chúng luôn quan hệ chặt chẽ với nhau làm tiền
đề, điều kiện cho nhau phát triển, đồng thời luôn tác động, quy định, ràng
buộc, chuyển hóa lẫn nhau.
Hiện
nay, công tác nghiên cứu để nhận thức và phát triển lý luận của ta có nhiều
thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn. Những thắng lợi của sự nghiệp
đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là minh chứng hùng hồn khẳng định tính
đúng đắn sáng tạo của đường lối, quan điểm của Đảng, bản chất khoa học, cách
mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo nền tảng vững chắc
cho công tác nghiên cứu bảo vệ phát triển lý luận của ta. Mặt khác, chưa bao
giờ chúng ta có một hệ thống các cơ quan, viện nghiên cứu từ Trung ương đến cơ
sở với một đội ngũ cán bộ cùng các cơ sở vật chất phương tiện bảo đảm cho công
tác nghiên cứu, bảo vệ, phát triển lý luận của ta lớn như hiện nay. Song, cũng
chưa bao giờ công tác bảo vệ, phát triển lý luận của ta lại gặp những khó khăn,
thách thức lớn như hiện nay.
Khó
khăn, thách thức lớn nhất bắt nguồn từ chính thực
tiễn mới mẻ, phức tạp của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập, trong khi phong trào cách mạng
cộng sản quốc tế tạm thời lâm vào thoái trào, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế
giới tan rã. Công tác nghiên cứu lý luận phải tìm ra lời giải đúng đắn cho
những mâu thuẫn, bất cập trong sự đan xen phức tạp giữa cái mới và cái cũ, cái
tiến bộ và cái lạc hậu, giữa xu hướng tích cực, chủ động giữ vững, tăng cường
định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng thoái hóa biến chất đưa đất nước đi
theo con đường tư bản chủ nghĩa, đang nảy sinh hằng ngày, hằng giờ trong đời
sống kinh tế, xã hội, văn hóa tư tưởng của đất nước trong thời kỳ quá độ; chỉ
ra đúng bản chất quy luật và những định hướng, phương cách thích hợp giải quyết
mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa;
giữa bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc với hợp tác quốc tế, giữa ổn định và phát
triển… Tìm ra đúng, kịp thời những lời giải đó ở tầm bản chất, quy luật, mang
tính hệ thống là vạch ra cơ sở lý luận khoa học để hiện thực hóa những nguyên
lý, quy luật, đặc trưng bản chất cốt lõi về chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho lý luận của ta lớn mạnh phát triển
không ngừng, trở thành mệnh lệnh không lời buộc các lý luận gia tư sản phản
động phải “câm miệng”.
Khó
khăn, thách thức thứ hai đối với hoạt động
nghiên cứu lý luận là sự thắng thế tạm thời của chủ nghĩa đế quốc và các thế
lực phản cách mạng, cùng sự bùng nổ các phương tiện thông tin và các mạng xã
hội. Hoạt động lý luận phải tìm ra bản chất, quy luật của những nội dung, hình
thức tuyên truyền giáo dục mới có hiệu quả, thật sự hấp dẫn, lôi cuốn, về tính
đúng đắn sáng tạo của đường lối quan điểm của Đảng, bản chất cách mạng, khoa
học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và về những sai lầm chủ
quan duy tâm duy ý chí của không ít các đảng cộng sản trong việc vận dụng chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, vận dụng quy luật xã hội dẫn đến sự đổ vỡ của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, việc giai cấp tư sản lợi dụng các
thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại điều chỉnh các quan hệ sở hữu, phân
phối,… nhằm kéo dài sự tồn tại của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, mặc dù nó
đã lỗi thời lạc hậu.
Trong
mối quan hệ với đấu tranh lý luận, nghiên cứu về lý luận của các thế lực đối
lập, thù địch cần nhận rõ bản chất, nguồn gốc lý luận, nội dung, hình thức biểu
hiện của các quan điểm, luận điểm lý luận đó; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu,
các thủ đoạn lừa bịp, các mánh khóe ngụy biện, giả danh, từ đó khẳng định những
sai lầm về lý luận, phản động về chính trị, là cơ sở trực tiếp giúp hoạt động
đấu tranh lý luận đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu lý luận cần giúp cho mục tiêu,
nội dung, hình thức, lực lượng, phương pháp đấu tranh lý luận phù hợp; kịp thời
đưa ra những đòn tiến công, phản công hiệu quả, đánh trúng, đánh đúng những nơi
sơ hở, yếu kém, là bản chất của quan điểm lý luận đối lập, thù địch, buộc chúng
phải chấp nhận thất bại trong trạng thái, tâm phục, khẩu phục; thậm chí còn có
khả năng thức tỉnh lương tri khoa học. Làm không tốt các hoạt động nghiên cứu
này, như trong tác chiến không làm tốt công tác nắm địch, chắc chắn đấu tranh
không hiệu quả, hiệu suất đấu tranh thấp, đấu tranh không đúng, không trúng;
thậm chí có thể còn làm bản chất cách mạng khoa học của các quan điểm lý luận
của ta bị tổn thương. Do vậy, nghiên cứu về lý luận của các thế lực thù địch là
một việc làm cấp thiết hiện nay.
Tuy
nhiên, để nghiên cứu về lý luận của các thế lực đối lập, thù địch đạt chất
lượng hiệu quả như mong muốn cần có những điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan nhất định. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ các nhà khoa học, các nhà lý
luận có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm chắc bản chất cách mạng, khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Ðảng, sử
dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ, còn cần một cơ chế chính sách về đào tạo bồi
dưỡng, về tài chính,…
Kết
hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và đấu tranh lý luận ở mọi cấp độ trong
mọi khâu, mọi bước từ Trung ương đến cơ sở, từ xây dựng kế hoạch đến triển khai
tổ chức thực hiện,… là phương hướng, con đường biện pháp đúng đắn để nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác lý luận ở nước ta hiện nay./.
bài rất hay
Trả lờiXóa