Tất cả những ai, cá nhân hay tổ chức, Nhà nước hay phi Chính phủ, hợp
pháp hay bất hợp pháp, ở trong nước hay ở ngoài nước, người Việt Nam hay người
nước ngoài... với mục đích chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, có hoạt động chống
phá ta trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị đều là thành phần của "các thế
lực thù địch".
Ở đây cần lưu ý: Những ai, tổ chức hay cá nhân hoạt động với mục đích
chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam thì mới xem là thế lực thù địch. Tư tưởng, chính trị là một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và nhạy cảm.
Trên lĩnh vực này, ngay trong một gia đình, giữa các thành viên, các thế
hệ vẫn có "xung đột"; ngay trong
một quốc gia không phải khi nào cũng đạt được đồng thuận, thống nhất cao. Trong
quan hệ quốc tế lại càng phức tạp và khó khăn đi đến thống nhất khi lợi ích của
các quốc gia dân tộc còn nhiều điểm
khác biệt nhau, thậm chí đối lập nhau. Do đó, dù có ý kiến khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau, cũng không được
xem là "thù địch". Nếu không phải là "thù địch” thì cần
qua trao đổi, đối thoại dân chủ, cởi mở,
thẳng thắn, vô tư, tôn trọng nhau để dần dần thu hẹp khoảng cách nhận thức.
Đồng thời, phải thấy rằng: Về mặt ý thức hệ, Việt Nam phát triển theo
định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, cho nên hầu hết các nước TBCN và các nước phát triển theo con
đường TBCN đều không "mặn mà" với thể chế chính trị của chúng ta;
trong thâm tâm họ vẫn muốn chúng ta phát triển theo con đường TBCN. Các nước tư
bản phát triển nói riêng, các đồng minh chí cốt của Mỹ nói chung, ở mức độ khác
nhau đều “cùng hội cùng thuyền" với Mỹ trong hoạt động phá hoại chống Việt
Nam trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị. Về mặt khoa học phải nói như vậy để
tránh ngộ nhận, mơ hồ về chính trị. Trong giao tiếp quốc tế, trên cơ sở nhận thức đúng đắn về đối tượng, đối tác,
cần tranh thủ tối đa sự đồng thuận và ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với chúng
ta.
Người dân Việt Nam cần nêu cao cảnh giác và đấu tranh vạch trần bộ mặt thật, loại bỏ những luận điệu xuyên tạc, của bọn phản động và các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa