Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau bằng việc luận dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn lời hai bản
Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới là có dụng ý sâu sắc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của
Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công. Bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền cũng ra đời trong chiến thắng của cách mạng Pháp, cuộc
cách mạng của những thị dân và nông dân chống áp bức, bất công. Lời lẽ của hai
bản Tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lí và là kết quả của những
cuộc cách mạng có tính chất tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế
giới, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng.
Tuy nhiên, nếu như bản tuyên ngôn của nước
Mỹ và nước Pháp chỉ đơn thuần đề cập đến quyền con người như một sự tất yếu của
tạo hóa thì Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trí tuệ mẫn tiệp, bằng sự trải nghiệm
thực tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã phát triển sáng tạo, đưa ra một mệnh
đề không thể phủ nhận về quyền độc lập của mọi dân tộc: “Suy rộng ra câu ấy có
nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9-1945 không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc mà còn là sự kiện mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa quốc tế sâu sắc.
Trả lờiXóa