Năm 1926, theo
sáng kiến của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi tới Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, một
số thanh niên Việt Nam yêu nước đã được gửi sang Liên Xô để học tập. Khi Chiến
tranh thế giới thứ 2 nổ ra, một số thanh niên trong nhóm này đã quyết định tham
gia quân đội Xô Viết chống lại sự xâm lược của Phát-xít Đức. Nhiều người đã anh
dũng chiến đấu và ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Moscow năm 1941.
Đến nay, nhờ những
nỗ lực của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, các cơ quan chức năng và bạn
bè Nga, đã xác định được tên, tuổi của bảy chiến sĩ Việt Nam đã từng tham gia
chiến đấu chống phát-xít trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại; đó là các ông:
- Lê Phan Chăn
(bí danh Lý Phú San), sinh ngày 01-6-1900 tại Tân Ước, Thanh Oai, Hà Đông (nay
là TP Hà Nội);
- Đinh Trường
Long (bí danh Lý Văn Minh), sinh năm 1910, tại xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh
Thanh Hóa;
- Vương Thúc Thoại
(bí danh Lý Thúc Chất), sinh năm 1910, tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An;
- Vương Thúc
Liên (bí danh Vương Thúc Tình), sinh năm 1903, tại Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên,
huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An;
- Hoàng Thế Tư (bí
danh Lý Anh Tạo), sinh năm 1910, tại Làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, tỉnh Nghệ An;
- Nguyễn Sinh
Thân (bí danh Lý Nam Thanh), sinh năm 1908, tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An;
- Ngô Chí Thông
(bí danh Lý Chí Thông), sinh năm 1910 tại xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh
Hà Tĩnh.
Trong đó, ba chiến
sĩ: Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo và Lý Thúc Chất đã gan dạ chiến đấu, hi sinh trong
các trận giao tranh ác liệt ở ngoại ô thủ đô Moscow.
Trong cuốn hồi
ký của OMSBON, có đoạn:
"Tôi đã nhiều
lần gặp những chiến sĩ người Việt khi đang hành quân hay ở trận địa tiền tiêu.
Tôi được chứng kiến họ nhắm bắn chính xác vào quân thù. Các đồng ngũ cùng trung
đoàn đều nói rằng đó là những con người dũng cảm. Đôi lần tôi chuyện trò cùng họ
và tin chắc rằng các chiến sĩ người Việt này nói tiếng Nga thạo, thích hát những
bài ca Nga. Những chiến sĩ tình nguyện người Việt này đã cùng đồng đội Nga chia
sẻ mọi khó khăn gian khổ ngoài mặt trận. Nhiệm vụ chung của chúng tôi là đuổi
phát-xít Đức khỏi Moscow và sau đó đánh bại hoàn toàn quân Hitler tàn ác.
Ngày 5 tháng 12
năm 1941, các đơn vị khác của Hồng quân ở ngoại ô Moscow chuyển sang thế phản
công. Bọn Đức quốc xã hứng chịu thất bại nặng nề đầu tiên trên mặt trận Xô-viết.
Hơn nửa triệu tên phát-xít bị tiêu diệt. Nhưng chiến thắng cũng là đắt giá với
Hồng quân. Trung đoàn chúng tôi tổn thất nhiều đồng chí. Vào đầu năm 1942, khi
chúng tôi đuổi hết bọn phát-xít Đức ra khỏi địa phận Moscow, ba chiến sĩ người
Việt dũng cảm đã hy sinh.
Tôi nhớ về các bạn
chiến đấu người Việt này khi chúng tôi chiếm được Berlin tháng 5 năm 1945, và
khi nghe tin những người yêu nước Việt Nam giải phóng Sài Gòn vào tháng 5 năm 1975,
rồi khi các phi công Liên Xô và Việt Nam cùng cất cánh bay lên không gian vũ trụ
tháng 7 năm 1980. Khi đó tôi nghĩ rằng những đồng ngũ người Việt năm xưa của
tôi hẳn sẽ rất vui mừng về điều này!".
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa