Mặc dù cơ quan
chức năng đã nhiều lần cảnh báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Pháp luật quản lý về các hoạt động sử dụng mạng xã hội nói riêng và internet
nói chung cũng đã được phổ biến rất rộng rãi trong xã hội. Trong đó các hành vi
tuyên truyền, đưa tin sai lệch, các thông tin xấu độc hại lên nền tảng internet
có thể bị xử lý về mặt hành chính và pháp luật hình sự. Tuy nhiên vẫn có nhiều
người, đặc biệt là giới trẻ cố tình vi phạm mà hoàn toàn không phải là vô tình.
Việc sử dụng internet để câu view,
thu hút người dùng quan tâm để thu nhập bất hợp pháp đã gây ra nhiều hệ lụy
trong xã hội. Sự việc xảy ra tại Trường Quân khu 7 đối tượng Nguyễn Lê Tấn Tài
đã đăng tải thông tin không đúng sự thật về vụ việc, Điều này đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín của nhà trường nói riêng và lực lượng Quân đội Nhân dân
nói chung.
Tòa án Quân sự Quân khu 7 mở phiên
tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Lê Tấn Tài về tội đưa trái phép thông tin mạng
máy tính. Theo cáo trạng, khoảng 0 giờ 30 ngày 11-1-2023, bị cáo Tài dùng máy
tính trực tiếp duyệt, chỉnh sửa bài viết có nội dung bịa đặt, sai sự thật về
việc: "Tại Trường Quân sự Quân khu 7 xảy ra vụ hiếp dâm nữ sinh viên học
giáo dục quốc phòng an ninh vào lúc 22 giờ 30 ngày 10-1-2023 tại Đại đội 6,
Tiểu đoàn 3, Trung tâm giáo dục Quốc phòng và An ninh (Trường Quân sự Quân khu
7) và nhiều vụ việc hiếp dâm trước đây".
Bài viết đã thu hút lượng tương tác
lớn của cộng đồng trên mạng xã hội Facebook. Thông tin này đã gây ra sự hoang
mang trong dư luận, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên và các bậc phụ huynh.
Việc đưa ra xét xử đối tượng Nguyễn Lê Tấn Tài và có hình phạt thích đáng để
đối tượng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật là điều hoàn toàn hợp lý. Điều
này cũng như là lời cảnh báo tới tất cả người dùng mạng xã hội tránh việc đưa
những thông tin không đúng sự thật về hoang mang trong dư luận.
Cần phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ xuyên tạc sự thật
Trả lờiXóa