Để hiện thực hóa mục tiêu chống phá cách mạng Việt Nam, các thế
lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã và đang cấu
kết với nhau, ra sức đẩy mạnh các hoạt động “diễn biến hòa bình” chống phá nước
ta. Nắm bắt ưu thế của mạng xã hội, chúng đã chọn mạng xã hội như là một “mặt
trận” mới để thực hiện mục tiêu chống phá nước ta. Chúng chia môi trường mạng
xã hội thành ba “mảnh đất” khác nhau để chống phá bằng các thủ đoạn ngày càng
công khai, trực diện, nhưng phù hợp với từng “chất đất” trong ba “mảnh đất” ấy.
Ba “mảnh đất” đó là gì?
Thứ nhất, “Mảnh đất” khó xâm nhập: Đó là những người có ý thức
và trình độ nhận thức cao, đã từng kinh qua thực tiễn, được tôi luyện trong
dòng chảy của đất nước. Họ chủ động đấu tranh không khoan nhượng mọi luận điệu
xuyên tạc của các thế lực phản động, kiên quyết một lòng bảo vệ quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước.
Thứ hai, “Mảnh đất” “miễn dịch” kém: Bao gồm những người cố tình
xuyên tạc, bóp méo, bôi đen, xuyên tạc đường lối, chủ trương của đảng, chính
sách và pháp luật của nhà nước. Cố tình nói xấu, vu khống, “khuêch đại, thổi
phồng” làm sai lệch những gia trị nhân văn tốt đẹp trong các chủ trương đường
lối mà nhân dân ta đang thực hiện.
Thứ ba, “Mảnh đất” đã bị ô nhiễm: Đó là nơi mà những người nhẹ
dạ cả tin, vô tình bị lôi kéo, lừa gạt đi theo những quan điểm của bọn phản động,
với trình độ nhận thức kém, tâm lý hay dao động, dễ dàng tin theo lời dụ lỗ có
cánh của bọn phản động.
Ba “mảnh đất” ấy với “chất đất” khác nhau. “Chất đất” có thể
được hiểu khả năng chịu tác động trước thủ đoạn chống phá của các thế lực thù
địch. Vì lẽ đó, trên cả ba “mảnh đất” ấy, người dùng mạng xã hội đều có những
nguy cơ trở thành người bị hại. Ba “mảnh đất” ấy trở thành “vùng đất hứa” cho
chúng lợi dụng “cày xới”, chống phá cách mạng nước ta. Do tốc độ, phạm vi lan
tỏa thông tin trên Internet và mạng xã hội rất nhanh và không giới hạn, nên
những “mảnh đất” này đã và có thể tiếp tục tạo ra những làn sóng tham gia cổ
súy, quảng cáo, truyền bá, lan tỏa cho cái xấu, cái sai, cái độc hại… tạo nên
sự tiếp tay cho những âm mưu phá hoại, gây hại cho lợi ích của quốc gia, dân
tộc.
Thiết nghĩ, người dùng mạng xã hội, dù đang ở trong bất kỳ “mảnh
đất” nào cũng có thể trở thành đối tượng để các thế lực thù địch lợi dụng và
trở thành cầu nối cho âm mưu phá hoại của chúng.
Do đó, là người dùng mạng xã hội trong thời đại công nghệ số, để
tránh bị lợi dụng, mỗi chúng ta cần tỉnh táo, làm chủ hành vi của mình trong
việc tiếp nhận, xem xét và đánh giá các sự vật, hiện tượng hiện diện trên mạng
xã hội. Mạng xã hội là một xã hội ảo, nhưng cũng có thể khẳng định nó giống như
một xã hội thật, phản ánh hiện thực của một xã hội thật, cũng có những cạm bẫy,
thủ đoạn, những mặt trái, tiêu cực… tồn tại ở đó. Điều không thể phủ nhận là:
những cạm bẫy, thủ đoạn, những mặt trái, tiêu cực ấy đều có thể làm hại bạn khi
bạn là một người dùng mạng xã hội. Thậm chí làm hại cả những người xung quanh
bạn, những người có liên quan đến bạn. Vì vậy, người dùng mạng xã hội không thể
không đề phòng. Sự đề phòng đó sẽ góp phần làm cho môi trường mạng xã hội trong
sạch hơn; tăng cường khả năng “miễn nhiễm” của người dùng mạng xã hội trước
virus phá hoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét