Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội nhân đạo của quần chúng, do Chủ tịch Hồ
Chí Minh sáng lập ngày 23/11/1946 và Người làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội.
Hội tập hợp mọi người Việt Nam, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo,
nam nữ để làm công tác nhân đạo.
1.
Mục đích
Mục
đích cao cả của Hội là nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hội chăm lo hỗ trợ về vật
chất và tinh thần cho những người khó khăn, nạn nhân chiến tranh, nạn nhân
thiên tai, thảm họa; tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; vận động
các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội tổ chức.
Hội
là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Phong trào Chữ thập
đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, hoạt động trong phạm vi cả nước, theo Hiến pháp
và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật hoạt động Chữ thập
đỏ, Nghị định số 03/2011/NĐ-CP, ngày 7 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ, Điều lệ Hội và 7
nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân
đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.
2.
Lịch sử hình thành
Ngày
23/11/1946, Đại hội Đại biểu Hồng Thập tự
Việt Nam lần thứ nhất tại Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội (Hà Tây cũ), chính thức
thành lập Hội Hồng thập tự Việt Nam, nay là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Chủ tịch
Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự của Hội trong suốt 23 năm sau đó tới khi Người
qua đời. Bác sĩ Vũ Đình Tụng được bầu làm Hội trưởng.
Ngày
05/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công hàm tới Chính phủ Liên bang Thụy Sỹ
tuyên bố gia nhập 4 Công ước Giơ-ne-vơ về việc bảo hộ nạn nhân chiến tranh.
Ngày 04/11/1957, Hội Hồng thập tự Việt Nam chính thức được công nhận là thành
viên của phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Ngày
19/11/1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hồng thập tự Việt Nam lần thứ II.
Bác sĩ Vũ Đình Tụng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.
Ngày
27/2/1961, tổ chức Hồng thập tự giải phóng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền
Nam ra đời do Bác sĩ Phùng Văn Cung làm Chủ tịch Hội.
Ngày
15/12/1965, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Hồng thập tự Việt Nam lần thứ III đổi
tên Hội Hồng thập tự Việt Nam thành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Bác sĩ Vũ Đình Tụng
tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.
Ngày
10-11/12/1971, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ IV.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Bác sĩ
Vũ Đình Tụng tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.
Tháng
6/1973, Đại hội Hội Hồng thập tự Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Văn
Thủ được bầu làm Chủ tịch Hội.
Ngày
31/7/1976, Hội nghị hợp nhất Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Hồng thập tự Cộng
hòa miền Nam Việt Nam thành Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Văn Thủ được
bầu làm Chủ tịch Hội.
Ngày
11-12/3/1988, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ V.
Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân được bầu làm Chủ tịch Hội. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
được tặng Huân chương Độc lập hạng nhất.
Ngày
15-17/3/1995, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ VI. Tổng
Bí thư Đỗ Mười làm Chủ tịch danh dự của Hội. Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân tiếp tục
làm Chủ tịch Hội.
Ngày
07-09/8/2001, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ VII.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương làm Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân tiếp tục được làm Chủ tịch Hội.
Ngày
31/7/2003, Ban Chấp hành Trung ương Hội (kỳ họp thứ 4) đã cử Giáo sư TSKH. Nguyễn
Văn Thưởng làm Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Ngày
20/9/2005, Đại hội thi đua yêu nước Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ II. Hội Chữ
thập đỏ Việt Nam được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ngày
28-29/6/2007, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ VIII.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, tiếp tục làm Chủ tịch danh dự của Hội. Tiến
sĩ Trần Ngọc Tăng được bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Ngày
4 và 5/7/2012, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ IX,
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được suy tôn là Chủ tịch danh dự của Hội. Ông
Nguyễn Hải Đường được bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Ngày
15 và 16/8/2017, Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ X,
Chủ tịch nước Trần Đại Quang được suy tôn là Chủ tịch danh dự của Hội. Bà Nguyễn
Thị Xuân Thu được bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Tháng
01/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị, Ban chấp
hành Trung ương Đảng phân công làm Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam.
3.
Ý nghĩa biểu tượng và biểu trưng
Biểu
trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được xây dựng trên nền tảng “chữ thập đỏ
trên nền trắng” - biểu tượng của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ
quốc tế - kết hợp cùng các chi tiết hình họa xung quanh và dòng chữ “Chữ thập đỏ
Việt Nam”.
Biểu
trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thể hiện nét trang trọng, đẹp, có tính tôn
vinh, cổ vũ hoạt động Chữ thập đỏ. Trung tâm Biểu trưng là Biểu tượng Chữ thập
đỏ. Bao lấy hình tượng trung tâm là 2 cành tre cách điệu nằm trong 2 vòng tròn
như hai vòng ôm che chở, làm nổi bật hình tượng Chữ thập đỏ, thể hiện sự chung
sức, chung lòng vì hoạt động nhân đạo. Lá tre màu xanh đậm thể hiện sự tươi
xanh, cũng là hình ảnh đặc trưng rất gần gũi và thân thiện của đất nước, con
người Việt Nam. Dòng chữ “Việt Nam” ở phía dưới khoẻ khoắn như một chân đế vững
chắc cho sự phát triển của hoạt động Chữ thập đỏ.
Hình và màu của Biểu trưng giản dị, hiện đại, trong sáng,
giàu ý nghĩa, có khả năng gây ấn tượng mạnh, phù hợp với việc phóng to thu nhỏ
cũng như thể hiện được trên mọi chất liệu. Đây là mẫu Biểu trưng không trùng lặp;
thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, ấn tượng với công chúng (kể cả với người nước
ngoài); thể hiện được bản sắc dân tộc, truyền thống nhân ái của dân tộc và đặc
trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Biểu
trưng này được Ban chấp hành Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chính thức
thông qua vào đầu năm 2010 và đã được đăng ký, chứng nhận bản quyền vào năm
2013./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét