VOV.VN - Chủ nghĩa cá nhân chính là nguồn gốc sản sinh ra
nhiều thói hư, tật xấu. Nếu không chịu tu dưỡng, rèn luyện, để chủ nghĩa cá
nhân lớn mạnh, lấn át, sẽ dẫn đến tự diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi cán bộ,
đảng viên và trong nội bộ tổ chức Đảng.
Nghị quyết 847 của Quân ủy Trung ương đã chỉ ra 10 biểu hiện
chủ yếu của chủ nghĩa cá nhân trong Quân đội. Như vậy, có thể khẳng định, chủ
nghĩa cá nhân chính là nguồn gốc sản sinh ra nhiều thói hư, tật xấu. Nếu không
chịu tu dưỡng, rèn luyện, để chủ nghĩa cá nhân lớn mạnh, lấn át, sẽ dẫn đến tự
diễn biến, tự chuyển hóa trong mỗi cán bộ, đảng viên và trong nội bộ tổ chức đảng.
Theo Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Ngọc Khải, nguyên Chủ
nhiệm Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng), cần
phải quyết liệt hơn nữa trong đấu tranh ngăn chặn, bài trừ chủ nghĩa cá nhân.
Đó cũng là biện pháp hữu hiệu để xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh,
phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa trong tình hình hiện nay.
bai tru chu nghia ca nhan trong quan doi hinh anh 1
PV: Thưa Đại tá, vì sao công tác đấu tranh phòng chống chủ
nghĩa cá nhân, ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân lại trở nên cấp thiết trong công tác
xây dựng Đảng hiện nay?
Đại tá Lưu Ngọc Khải: Trong các di sản của Marx, Engels và
Lenin nói rất nhiều về những yêu cầu của người cán bộ, và chống lại chủ nghĩa
cơ hội, chủ nghĩa xét lại. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, trong điều kiện
của nước ta, Người thấy rõ cội nguồn của một thứ giặc rất gian giảo. Đó là chủ
nghĩa cá nhân. Bác nói rằng, mỗi chúng ta sinh ra trong lòng xã hội cũ, ít nhiều
cũng mang những dấu vết tàn tích của xã hội cũ. Đó chính là chủ nghĩa cá nhân.
Và khi chủ nghĩa cá nhân có trong chúng ta một chút thôi, nó cũng sẽ ngăn cản đạo
đức cách mạng. Và như thế, nó làm cho lợi ích của Đảng, lợi ích của nhân dân, lợi
ích của tập thể bị lu mờ. Bác cũng nói rằng, đó chính là cơ sở để nảy sinh ra
10 loại bệnh. Một trong những thứ bệnh đó chính là đề cao cái danh và lợi ích của
cá nhân mình.
PV: Và những chủ nghĩa này sẽ nguy hiểm hơn, gây hệ lụy khó
lường hơn nếu nó xảy ra ở các tổ chức Đảng trong quân đội?
Đại tá Lưu Ngọc Khải: Chính là do chủ nghĩa cá nhân dẫn đến
bè phái, làm suy yếu nội bộ của Đảng. Đây cũng chính là "mảnh đất màu mỡ"
để các thế lực thù địch khai thác làm suy yếu hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, làm suy yếu
hình ảnh người quân nhân cách mạng trong điều kiện mới. Đồng thời cũng làm suy
yếu một bộ phận cán bộ của Đảng đang công tác trong quân đội. Nó làm cho quần
chúng mất niềm tin vào người cán bộ đó. Lớn hơn nữa, là làm cho sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa không tạo ra được
sức mạnh, thu hút được sức mạnh lòng dân, để chung hướng thực hiện nhiệm vụ
chính trị ngày càng tốt đẹp hơn.
bai tru chu nghia ca nhan trong quan doi hinh anh 2
Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Ngọc Khải, nguyên Chủ nhiệm
Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng)
PV: Nhìn lại một số vụ việc vi phạm kỷ luật của nhiều cán bộ
cấp cao thời gian vừa qua, nguyên nhân cũng là từ chủ nghĩa cá nhân mà ra?
Đại tá Lưu Ngọc Khải: Cội nguồn của tất cả những biểu hiện
vi phạm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật
quân đội, và những suy thoái đạo đức cuối cùng là xuất phát từ chủ nghĩa cá
nhân. Nó là một logic. Khi đã mang trong mình chủ nghĩa cá nhân, thì đương
nhiên hệ quả theo logic dẫn đến sẽ là vi phạm và suy thoái đạo đức, lối sống.
PV: Từ chủ nghĩa cá nhân, do chủ nghĩa cá nhân dẫn đến vi phạm
kỷ luật, suy thoái đạo đức lối sống. Vậy gốc rễ của vấn đề là chúng ta phải
ngăn chặn, triệt tiêu chủ nghĩa cá nhân ngay trong chính bản thân mỗi cán bộ, đảng
viên?
Đại tá Lưu Ngọc Khải: Cái gốc rễ để khắc phục, ngăn chặn được
những hiện tượng vi phạm về kỷ luật, vi phạm pháp luật của Nhà nước, cũng như
suy thoái về lối sống đạo đức, là phải ngăn chặn kịp thời biểu hiện của chủ
nghĩa cá nhân. Muốn ngăn chặn chúng ta cần quán triệt những tư tưởng hết sức
quan trọng của Hồ Chí Minh đó là xây và chống. Ở đây là xây đạo đức cách mạng
và chống chủ nghĩa cá nhân.
PV: Giữa hai vế xây và chống như ông vừa phân tích, thì xây
vẫn phải là thường xuyên, lâu dài và căn bản?
Đại tá Lưu Ngọc Khải: Khi đề cập mối quan hệ biện chứng của
xây và chống, đặc biệt là vận dụng trong mối quan hệ giữa xây dựng đạo đức cách
mạng và chống chủ nghĩa cá nhân, đó chính là một sự đồng hành trong mối quan hệ
liên thông. Trong quá trình xây phải gắn với chống, quá trình chống phải gắn với
xây, chứ không tuyệt đối hóa một vế nào. Bởi đó là nhiệm vụ thường xuyên, lâu
dài. Khi chúng ta làm tốt vấn đề xây dựng đạo đức, những phẩm chất tốt của Bộ đội
Cụ Hồ, đó là cơ sở để át đi những điều xấu.
PV: Nghị quyết 847 của Quân ủy Trung ương chỉ rất rõ 10 biểu
hiện chủ yếu của chủ nghĩa cá nhân trong quân đội; đồng thời cũng chỉ rất rõ những
biện pháp, cách làm để ngăn ngừa chủ nghĩa cá nhân trong quân đội. Chúng ta cần
triển khai Nghị quyết này như thế nào?
Đại tá Lưu Ngọc Khải: Để song hành được như thế, phụ thuộc rất
nhiều những chủ thể, tiến hành đồng bộ chứ không phải đi vào tuyệt đối hóa một
chủ thể nào. Trước hết, từ Nghị quyết 847, việc triển khai cụ thể của các cấp ủy
đảng trực thuộc Quân ủy Trung ương phải thường xuyên, sáng tạo, phù hợp với điều
kiện của mỗi đơn vị. Coi trọng đến khâu tuyên truyền, công tác tuyên truyền nghị
quyết, quán triệt nghị quyết không phải một lần là xong, mà phải cập nhật thường
xuyên trong các nghị quyết lãnh đạo hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Gắn với nhiệm
vụ xây dựng tổ chức Đảng, xây dựng đơn vị vững mạnh, xây dựng những quân nhân
cách mạng trong mỗi điều kiện cụ thể, ở mỗi mô hình cụ thể, để tạo ra những con
người, những tổ chức thực sự vững mạnh.
PV: Xin cảm ơn ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét