Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

CẦN LOẠI TRỪ CÁC NHÓM XẤU, ĐỘC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

 

          Hiện nay đang xuất hiện rất nhiều các nhóm trên mạng xã hội khác nhau, mà trong đó rủ rê nhau làm những việc sai trái, có thể tạo ra rất nhiều rủi ro nguy hiểm, đặc biệt là cho các bạn trẻ. Chúng ta không khó để bắt gặp các hội nhóm độc hại trên mạng xã hội mà ở đó người dùng chia sẻ, hướng dẫn, rủ rê nhau những việc không tốt đẹp, thậm chí phạm pháp.

          Trên cơ sở sự phổ biến của công cụ cũng như chi phí truy cập mạng internet của Việt Nam rất là rẻ. Đồng thời kiến thức hay giáo dục về kỹ năng số cho nhiều nhóm người dùng chưa được quan tâm tốt. Cho nên hoạt động của các nhóm sấu độc này có diễn biến đáng lo ngại và càng ngày càng phổ biến.

          Hoạt động xấu độc ở trên các mạng xã hội từ những nền tảng lớn đến những loại hình nhỏ, các nhóm tin tức cho nên việc loại bỏ hoàn toàn từ phía cơ quan chức năng rất là khó khăn. Bởi vì nó có số lượng rất nhiều và hệ thống cơ quan chức năng không thể nào bao quát hết để mà loại bỏ hết. Ở Việt Nam, trẻ em được tiếp cận điện thoại thông minh để truy cập Internet thoải mái. Ở những nước tiên tiến người ta có ý thức về tính riêng tư, về những nguy hại tiềm tàng khi để cho trẻ em hay những người mà mới, chưa có nhiều kỹ năng về Internet, mạng xã hội tiếp cận quá nhiều và quá sớm. Điểm mấu chốt đễ loại bỏ hoạt động của các nhóm xấu, độc trên mạng chính là kỹ năng của người dùng mạng xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ. Đấy mới là căn cơ khi mà người dùng internet có được cái mà chúng ta tạm gọi vaccine số, có kỹ năng để phòng ngừa, tự quản lý, tự quản trị.

          Điểm thứ hai là trách nhiệm của các mạng xã hội, những mạng xã hội lớn thì họ đều có những hệ thống và quy tắc quản trị rủi ro. Tuy nhiên, có một số ứng dụng hay một số mạng xã hội chưa có đại diện ở Việt Nam, hoặc chưa có cách thức quản trị rủi ro, thì chúng tôi nghĩ đấy là mối quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước trong thời gian tới.

          Thứ ba, về mặt luật pháp và các chế tài của các nước khác trên thế giới làm rất chặt, rất kỹ và khi họ đưa ra quy định, chế tài thì các tay chơi trong hệ sinh thái Internet, đặc biệt là các mạng xã hội lớn phải tuân thủ. Còn ở Việt Nam, các quy định, chế tài còn chưa chặt chẽ, Bộ TT-TT mới chỉ đưa ra những chính sách, những trung tâm hỗ trợ giúp người người dùng internet khi phát hiện ra vấn đề, nếu không tác động được tới các mạng xã hội thì có thể gửi thông tin và yêu cầu hỗ trợ tới các cơ quan liên quan của Bộ.

          Lập nhóm, tham gia nhóm mạng xã hội cũng rất đơn giản, chỉ cần vài cú nhấp chuột là xong. Việc này đang là mối nguy tiềm tàng cho xã hội. Do đó, nhận diện, ngăn chặn và xóa bỏ các nhóm xấu độc này cần có cách thức phối hợp giữa người dùng, nhà cung cấp dịch vụ và các cơ quan quản lý nhà nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét