Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO


Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu. Sản phẩm của khoa học và công nghệ chiếm phần lớn trong giá trị của nhiều hàng hóa, dịch vụ. Khoa học công nghệ đang tạo ra sự khác biệt to lớn trong sự phát triển giữa các quốc gia, trong đó phải kể đến những thành tựu xuất sắc của công nghệ thông tin và truyền thông. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do khoa học công nghệ đem lại, còn những mặt trái mà chúng ta không mong muốn là khoa học công nghệ bị lợi dụng sử dụng vào nhiều hoạt động phạm tội và được thế giới gọi chung là tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Những hành vi phạm tội phổ biến của loại tội phạm này thường là làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, thẻ ATM, thẻ tín dụng rất tinh vi để rút tiền từ ngân hàng; sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao và lắp đặt thiết bị, các máy phát sóng trái phép sử dụng mạng viễn thông, mạng internet để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân sau đó cấu kết với các đối tượng trong nước, giả danh là cán bộ các cơ quan nhà nước rồi gọi điện thoại cho nạn nhân để hù dọa yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng chỉ định rồi chiếm đoạt.
         Đáng chú ý, nhiều loại tội phạm truyền thống đang có xu hướng chuyển sang sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội như trộm cắp; lừa đảo; tống tiền; đánh bạc, cá độ bóng đá; mại dâm; buôn bán hàng cấm; phát tán văn hóa phẩm đồi trụy; rửa tiền…
         Đa phần người dân bị lừa đảo là do lòng tham và sự thiếu hiểu biết. Từ việc nạp thẻ mua hồ sơ để nhận giải xe máy hoặc tiền mặt; đến chiêu trò hack nạp thẻ điện thoại di động; tống tiền qua điện thoại; gần đây trên mạng Internet đã xuất hiện 1 nhóm đối tượng chuyên lập các website, kho ứng dụng cho điện thoại di động, máy tính bảng có nội dung khiêu dâm. Từ đó chúng phát tán link trên các mạng xã hội nhằm lừa người sử dụng click vào để chiếm đoạt tiền của họ. Sau khi được cảnh báo, các nội dung khiêu dâm bị xóa bỏ trên các kho ứng dụng, tội phạm lại biến thể sang các trò lừa đảo mới như việc tạo ra các trò chơi với hình dạng bên ngoài bình thường có tiêu đề rất “hot” để câu khách song tiềm ẩn bên trong lại chứa các “mã độc” có khả năng gửi tin nhắn về tổng đài để chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người sử dụng. Nguy hiểm hơn, có những “mã độc” có thể đánh cắp được các dữ liệu như ảnh, video, danh bạ, tin nhắn, thông tin về tài khoản Facebook, E-mail, tài khoản ngân hàng…
            Trước tình hình trên, để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm sử dụng công nghệ cao, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây:  
         Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trong đó tăng cường đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; tầng lớp thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên…
         Hai là, các cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và có biện pháp xử lý phù hợp.
         Ba là, tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm: Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn; quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
o.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét