Trước tiên, “Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng
về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ
và đạo đức của người đảng viên”(22). Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân chỉ thực
sự hiệu quả khi mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục tiêu, lý tưởng, đường lối của
Đảng; tiêu chuẩn, tư cách đạo đức của người cộng sản. Yêu cầu đặt ra là cấp ủy,
tổ chức đảng các cấp phải chú trọng công tác giáo dục nâng cao trình độ, bản
lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên qua tổ chức học tập
chính trị kết hợp với rèn luyện trong thực tiễn. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần
tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị(23); việc quán triệt phải
song song với tuyên truyền sâu, rộng để cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục đích, yêu
cầu, tính chất quan trọng của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, từ đó tạo
ra sự đồng thuận, quyết tâm, tự giác đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân ở mỗi cán
bộ, đảng viên.
Thứ hai, “phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh
trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ,
đảng viên”(24) nhằm tạo sự thống nhất về ý chí và hành động, phát huy ưu điểm,
sửa chữa khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình phải được thực hiện một cách thường
xuyên, nghiêm túc và có lý, có tình. Đồng thời, Đảng ta cần phát huy vai trò của
nhân dân trong hoạt động giám sát, lên án và phê bình cán bộ, đảng viên có biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân; có cơ chế khuyến khích việc phát hiện và tố giác
hành vi, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân bằng việc mở rộng cơ hội tiếp cận
thông tin cho người dân; làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý thông tin và bảo vệ
người tố cáo.
Thứ ba, thực hiện “sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc”(25)
và “kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh”(26). Bởi, chi bộ là tổ chức tế bào của Đảng,
tạo thành nền tảng của Đảng, là nơi thể hiện đầy đủ các mặt hoạt động và sức
chiến đấu của Đảng. Do đó, yêu cầu đặt ra trong sinh hoạt chi bộ là mỗi cán bộ,
đảng viên phải chấp hành đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Mỗi đảng
viên phải chịu sự quản lý của chi bộ, tham gia sinh hoạt chi bộ nghiêm túc dù ở
bất kỳ cương vị công tác nào. Đồng thời, việc thi hành kỷ luật Đảng phải nghiêm
minh, tránh bao che hoặc trù dập, trả thù lẫn nhau; kiên quyết sàng lọc, đưa ra
khỏi Đảng đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phần tử
cơ hội, thực dụng, mang nặng chủ nghĩa cá nhân.
Thứ tư, để chống chủ nghĩa cá nhân thì “công tác kiểm tra của
Đảng phải chặt chẽ”(27), nhằm thể hiện tính răn đe đối với cán bộ, đảng viên,
góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Vì vậy, công tác kiểm tra phải được
tiến hành một cách có tổ chức, bài bản và khoa học. Không để tạo ra “vùng cấm”,
không “ưu tiên” bất cứ cá nhân và tổ chức nào, không mắc “bệnh thành tích”, “bệnh
hình thức” trong kiểm tra. Để công tác kiểm tra của Đảng phát huy hiệu quả, cần
chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực, phẩm chất đạo đức người đứng đầu trong
công tác lãnh đạo, quản lý; đồng thời, tiến hành kiểm tra, đánh giá thái độ
tích cực của cán bộ, đảng viên với công việc, với nhân dân; kiểm tra, đánh giá
kết quả tu dưỡng đạo đức, lối sống và kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của
cán bộ, đảng viên.
Cán bộ, đảng viên hướng dẫn đồng bào Pa Dí ở xã Tung Chung
Phố, huyện biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai kỹ thuật trồng quýt cho giá trị
kinh tế cao_Ảnh: TTXVN
Nhóm giải pháp về sự tự ý thức rèn luyện của cán bộ, đảng
viên
Trước tiên, mỗi cán bộ, đảng viên cần xác định một cách rõ
ràng trong nhận thức, “phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân
lên trên hết, trước hết”(28) và “phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết,
tính tổ chức và tính kỷ luật”(29). Mỗi cán bộ, đảng viên không một phút nào được
quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc, cho nhân dân; nếu khi lợi
ích chung của Đảng, của Tổ quốc mâu thuẫn với lợi ích riêng của cá nhân thì sẵn
sàng hy sinh lợi ích của cá nhân; kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân.
Thứ hai, cán bộ, đảng viên “phải đi sâu đi sát thực tế, gần
gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân
dân”(30). Bởi lẽ, Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và cả dân tộc. Đảng chỉ có sức mạnh nếu giữ vững được mối liên hệ
chặt chẽ với quần chúng. Muốn làm cho quần chúng phấn khởi, tin tưởng, người đảng
viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và trước quần chúng, hết
lòng hết sức phục vụ nhân dân; không lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh, ra oai.
Thứ ba, cán bộ, đảng viên “phải cố gắng học tập, rèn luyện,
nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”(31). Mỗi cán bộ, đảng viên
cùng với đạo đức cách mạng còn phải có năng lực và trình độ, vì có năng lực mới
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phải ra sức học tập nâng cao hiểu biết về đường
lối, chủ trương của Đảng và trình độ chuyên môn; có thái độ và phương pháp học
tập đúng đắn, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét