Trước tiên, chống chủ nghĩa cá nhân nhằm mục tiêu xây dựng
và rèn luyện đạo đức cách mạng; đồng thời, phát hiện và loại bỏ “căn bệnh” này
khỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trước yêu cầu phát triển của cách mạng, nếu cán
bộ, đảng viên không được giáo dục, tổ chức tốt, không tự rèn luyện tốt thì sẽ nảy
sinh những tiêu cực, thoái hóa xuất phát từ chính chủ nghĩa cá nhân. Do vậy, “để
làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng”(15),
chúng ta phải kịp thời phát hiện và kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm: “chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng,
nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để
che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp
cách mạng”(16). Vì vậy, để xây dựng và hoàn thiện giá trị đạo đức cách mạng thì
nhất thiết phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, đồng thời nuôi dưỡng, bồi đắp
tinh thần tập thể.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu “chống”, mà còn phải
“trừ bỏ, quét sạch, tiêu diệt” chủ nghĩa cá nhân. “Xây” và “chống” có mối quan
hệ hữu cơ với nhau ở chỗ xây dựng đạo đức cách mạng đi đôi với đấu tranh loại bỏ
và chống ảnh hưởng xấu của chủ nghĩa cá nhân; xây dựng đạo đức mới, đạo đức xã
hội chủ nghĩa gắn liền với việc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và các tàn dư
tư tưởng. Người phân tích, ví như chúng ta mua sắm được bộ bàn ghế, giường tủ mới,
thì trước khi kê vào phòng, cần phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ đã. Do đó, phải
“quét sạch” hết chủ nghĩa cá nhân ra khỏi tư tưởng của từng cán bộ, đảng viên
thì mới có thể xây dựng được đạo đức cách mạng, con người mới.
Thứ hai, chống chủ nghĩa cá nhân góp phần xây dựng xã hội mới
tốt đẹp, đúng bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh,
cần xây dựng xã hội mới, một xã hội “cần, kiệm, liêm, chính”. Xuất phát từ mục
tiêu của cách mạng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nhận diện kẻ thù nguy hiểm nhất, trực tiếp nhất là chủ nghĩa cá
nhân. Theo Người, “chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi
của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”(17). Nói cách khác, “muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội phải có người xã hội chủ nghĩa... Muốn thành người xã hội chủ
nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, phải chống chủ nghĩa cá nhân”(18), bởi
chủ nghĩa xã hội hướng tới giải phóng con người khỏi áp bức, bất công và xây dựng
nền dân chủ thật sự gắn với sự công bằng, văn minh vì lợi ích chân chính của cộng
đồng.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XII) chỉ rõ: “nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể
hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực
sự sâu sát thực tế, cơ sở... Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận
thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai
trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất
mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có
thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại
lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những hạn chế, khuyết điểm
nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy
giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn
vong của Đảng và chế độ”(19). Đây chính là những biểu hiện tập trung nhất của
“căn bệnh” chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, một
trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Do đó, chủ nghĩa
cá nhân chính là kẻ địch “nội xâm” của những người cộng sản, là “kẻ thù nguy hiểm
mà mỗi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt”(20).
Quán triệt quan điểm về chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để cụ thể hóa chủ trương của Đảng
về công tác xây dựng Đảng(21). Để thực hiện tốt quyết tâm chính trị đó, trên cơ
sở quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân, Đảng và Nhà nước
ta trong thời gian tới cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản
trong thời gian tới:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét