Khát vọng phát triển đất nước mà Đại hội XIII Đảng ta xác định gắn liền nhiệm vụ hiện thực hóa mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là mục tiêu cao đẹp, nhân văn trên cơ sở kế thừa và phát triển khát vọng triển đất nước ngàn đời của dân tộc, khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng trong việc hướng đất nước đến con đường phát triển mới.
Trong
suốt chiều dài lịch sử dân tộc, khát vọng
phát triển đất nước là khát vọng thường trực, luôn cháy bỏng
trong tâm thức của bao thế hệ người Việt Nam từ xưa đến nay, tạo nên những kỳ
tích trong suốt tiến trình dựng nước, giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc.
Trong lịch sử thế giới, hiếm có một đất nước đã mất chủ quyền hơn 1000 năm Bắc
thuộc mà vẫn có thể giành lại nước như dân tộc ta, hiên ngang trong tư thế của
một quốc gia tự chủ, tự cường, tự lập, giữ vững nền độc lập, sáng tạo nên nền
văn minh Đại Việt rực rỡ bằng sức mạnh quật khởi vĩ đại của cả dân tộc, bắt nguồn
từ khát vọng về chủ quyền quốc gia với “Sông núi nước Nam vua Nam ở”,
“Non sông nghìn thuở vững âu vàng”, “Muôn thủa nền thái bình vững chắc”
của vua tôi nhà Lý Trần, Lê… Đó là khát vọng
đưa dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm
châu của chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khát vọng
cháy bỏng vượt lên nghèo nàn, lạc hậu hướng tới xây dựng đất nước Việt Nam thịnh
vượng, sau năm 1975, Đảng đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân ta đã tiến hành công
cuộc xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, khẳng định
vị thế đất nước trên trường quốc tế. Các thế hệ người Việt Nam hôm
nay có thể tự hào khẳng định: Dân tộc ta, một dân tộc đã trải qua muôn vàn hy
sinh gian khổ để giành và giữ vững nền độc lập trong suốt hàng ngàn năm lịch sử,
một dân tộc đã quả cảm đổi mới để khẳng định vị thế trong dòng chảy thời đại
trong hơn ba thập kỷ cải cách vừa qua, dân tộc đó phải được phồn vinh! Dân tộc
đó phải được hùng cường!
Kế thừa, phát triển khát vọng dân
tộc, trên một vị thế mới, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc
tế như ngày nay”, Đại hội XIII của Đảng, trên cả bình diện lý luận lẫn
thực tiễn xuyên suốt đều toát lên một tinh thần “khơi dậy khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc”. Đây không phải là khát vọng giản đơn, chủ quan, mà là khát
vọng mang sức sống hiện thực, xuất phát từ thực tiễn, hoàn toàn phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã và đang
mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh tế, xã hội trên toàn cầu, tác động to
lớn đến cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân. Thông qua công cụ này,
các thế lực thù địch rêu rao rằng “khát
vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” ở Việt Nam là một “khẩu hiệu” trống
rỗng, phi khoa học… Để hiện
thực hóa khát vọng phát triển đất nước trước những thách thức đặt ra, mỗi cán bộ,
chiến sĩ phải có tri thức khoa học, bản lĩnh chính trị, đạo
đức và tự trọng nghề nghiệp vững vàng, yêu cầu giáo dục khát vọng cống hiến, ra
sức phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì sự phát triển phồn vinh của dân tộc, vì hạnh
phúc của nhân dân góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thể hiện
trên một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, yêu cầu tăng cường bồi
dưỡng truyền thống yêu nước, đoàn kết của các thế hệ người Việt Nam.
Lòng
yêu nước là “mẫu số chung” của tất cả các giá trị Việt Nam truyền thống, trở
thành cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta đứng vững, vượt qua những thử thách ngặt
nghèo của lịch sử. Tất cả những thành tựu vĩ đại mà Đảng ta và nhân dân ta có
được trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của mình là “bằng ý chí
và sức mạnh của toàn dân tộc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
dạy phải chăm lo “phát triển tinh thần yêu nước của dân ta”, làm cho lòng yêu
nước của mỗi người không “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”, mà phải
được đem ra “thực hành vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Thứ hai, nhận thức đúng đắn mục tiêu khát vọng phát triển đất nước
Sự trường tồn, phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc ta không
thể tách rời mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, “Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo
hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030: Là nước
đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm
2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao” (Trọng, 2022,
tr. 53). Đây là mục tiêu cao đẹp, khát vọng
thiêng liêng của dân tộc trên con đường đi đến hạnh phúc. Do đó, đối với nhân
dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “phải
dạy cho họ có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai”.
Thứ
ba, nhận
thức sâu sắc giá trị căn cốt của lối
sống xã hội chủ nghĩa
Lối sống xã hội chủ nghĩa là một giá trị phản ánh nhu cầu và lợi ích của nhân
dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là phẩm chất
chính trị, đạo đức, có vai trò định hướng hành vi của con người. Lối sống xã hội chủ nghĩa gắn liền với yêu Tổ quốc, nhân dân, yêu chủ
nghĩa xã hội, yêu lao
động, khoa học, có kỷ luật để trở thành những người anh hùng trong thời đại
mới, được
biểu hiện ở định hướng giá trị cách mạng, đặc biệt là bản lĩnh chính trị; có sự
hiểu biết và niềm tin sâu sắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng...
Thứ
tư, hiện thực hóa khát vọng
phát triển đất nước của Đảng thông qua các hoạt động thực tiễn, kết hợp định hướng
tư tưởng nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ
Hoạt động thực tiễn là môi trường để mọi quân nhân
rèn luyện, tu dưỡng và cống hiến, thông qua đó kiểm nghiệm giá trị bản thân, từ
đó khơi dậy một tầm nhìn khát vọng về một tương lai rạng rỡ cho dân tộc. Đồng thời, các cấp các ngành tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số
35-NQ/TW của Bộ Chính trị về Tăng cường bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới, vạch rõ thông tin
sai trái, xuyên tạc đường lối của Đảng, khát vọng dân tộc, thông qua đó định hướng
tư tưởng, nhận thức đúng đắn cho mọi quân nhân nhằm tăng “sức đề kháng xã hội”, góp phần bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Hiện nay, đất nước ta
đang đứng trước những vận hội vô giá chưa từng có cho công cuộc phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc. Tuy nhiên, để khơi dậy một tầm nhìn
khát vọng về một tương lai rạng rỡ, yêu cầu đầu tiên và có tính nền tảng là
giáo dục bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, có trí tuệ, bản
lĩnh, nhân cách, đạo đức…, giúp cho quân nhân nhận diện rõ các thách thức cốt tử
và có được quyết tâm lớn lao vượt qua mọi khó khăn thử thách để hiện thực hóa
khát vọng thiêng liêng của Đảng, của dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét