Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” nêu ra nhiều nội dung, phương thức, hình thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong đó nhấn mạnh, một trong các giải pháp nhằm đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là đẩy mạnh hơn nữa việc lan truyền thông tin tích cực trong xã hội.
Các thế lực thù địch luôn bằng mọi thủ
đoạn lan truyền những thông tin xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên
tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ ta. Để ngăn
chặn, một mặt cần hạn chế và xóa bỏ các thông tin tiêu cực đó, mặt khác cần kết
hợp giữa “xây” và “chống”; lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài,
làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội. Trong
đó, tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, chính thống là giải pháp quan
trọng góp phần đấu tranh phản bác, pha loãng các thông tin xấu, độc, định hướng
dư luận xã hội, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Thực tế đã cho thấy, dù các thế lực thù
địch có “trăm phương, ngàn kế” để chống phá mà chúng ta biết dựa vào dân, chủ
động thông tin, định hướng dư luận xã hội một cách khách quan, kịp thời, minh
bạch thì chúng cũng nhận lấy thất bại. Cung cấp thông tin tích cực, chính
thống, chính xác, đầy đủ cho cán bộ, đảng viên và người dân chính là chúng ta
đang “xây dựng một hệ miễn dịch” cho mỗi cán bộ, đảng viên, người dân, để toàn
xã hội có sức đề kháng với những thông tin bịa đặt, xuyên tạc của các thế lực
thù địch, phản động. Qua đó, góp phần xây dựng dư luận xã hội lành mạnh, động
viên cán bộ, đảng viên, quần chúng tích cực hoàn thành nhiệm vụ cách mạng, giữ
vững nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ngoài hệ thống cơ quan báo chí chính thống, lực lượng nhà báo cách mạng cả nước nói chung trong việc lan truyền các thông tin tích cực, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan của hệ thống chính trị càng phải có trách nhiệm, là những hạt nhân quan trọng lan truyền thông tin tích cực nhằm định hướng dư luận, hành vi của cộng đồng, xã hội theo hướng ngày càng tốt đẹp hơn, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng.
Lan truyền thông tin tích cực nhằm hạn
chế sự ảnh hưởng của các thông tin tiêu cực có thể ví như việc “lấy hoa thơm
lấn cỏ dại”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Trong sinh hoạt hàng ngày, khi tiếp xúc
với mọi người, mọi thành phần trong xã hội, sẽ có lúc chúng ta tiếp nhận những
thông tin khen, chê hoặc phê phán sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.
Những thông tin chê đúng, phê phán đúng, cần phải nghe để kiến nghị khắc phục
làm cho tốt hơn. Song, cũng có những sự phê phán, phản bác với luận điệu sai
trái, thù địch, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ,... Mỗi cán bộ,
đảng viên cần nhìn nhận đúng bản chất của từng sự việc để chống lại, phản
bác, đấu tranh lại những luận điệu của thế lực thù địch hòng làm lung lay niềm
tin của nhân dân vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo
của Đảng.
Để lan tỏa thông tin tích cực, mỗi cán
bộ, đảng viên cần cẩn trọng khi lựa chọn thông tin. Trước khi chia sẻ thông
tin, cán bộ, đảng viên hãy xác minh để bảo đảm rằng thông tin đó là chính xác;
tích cực tuyên truyền những thông tin có giá trị nhân văn, những gương người
tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, các câu chuyện đẹp trong xã hội;...
Bên cạnh đó, cán bộ, đảng viên cần có tư
duy phản biện. Để làm được điều này, cán bộ, đảng viên cần tự nâng cao kiến
thức, nhận thức, tư duy, hiểu biết của mình về các vấn đề của xã hội, đặc biệt
là các nội dung lý luận về nền tảng tư tưởng của Đảng. Qua đó, cần tự phân
tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá,... khi tiếp nhận thông tin, để chọn lọc,
lan tỏa một cách hợp lý.
Trước khi chia sẻ thông tin, cán bộ,
đảng viên cần xem xét liệu thông tin đó có thể gây hiểu lầm, thúc đẩy người
khác nhận thức sai lệch, tiêu cực không; nếu có, hãy tránh chia sẻ những thông
tin đó. Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn ý thức rằng thông tin của mình chia sẻ,
nhất là trên mạng xã hội sẽ có người đọc và ít nhiều chịu tác động, nên chọn
thông tin tốt nhất, hay nhất, có ích nhất, ý nghĩa nhất. Nếu biết cách sử dụng,
mạng xã hội là một trong những công cụ quan trọng để lan tỏa thông tin tích cực
nhanh nhất hiện nay. Cán bộ, đảng viên hãy sử dụng tài khoản mạng xã hội của
mình để chia sẻ thông tin chứa đựng giá trị đạo đức, truyền thống, nhân
văn,… hay động viên người khác tham gia, chấp hành tốt chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cuộc vận động, phong trào vì
cộng đồng,... Tuy nhiên, cần tuân thủ các quy tắc và quy chuẩn ứng xử trên mạng
xã hội và quy định pháp luật liên quan.
“Đảng viên đi trước, làng nước theo
sau”, vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, chuẩn mực khi phát ngôn,
đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh,... nhất là trên mạng xã hội. Đặc biệt,
với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải
nghiên cứu sâu để có thể bảo vệ một cách phù hợp, đúng đắn. Điều này liên quan
trực tiếp đến việc học tập lý luận chính trị, nghiên cứu nghị quyết của Đảng,
nắm bắt thông tin thời sự chính thống, chọn lọc các thông tin,... Từ nhận thức
đúng đắn, cán bộ, đảng viên sẽ không làm lan truyền hay bàng quan trước những
thông tin không đúng, có trách nhiệm hơn trong việc chia sẻ những thông tin
tích cực.
Chủ tịch nước - Võ Văn Thưởng đã từng
nói: Cần phải truyền tải những thông tin tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống.
Cuộc sống còn những vấn đề phải đối mặt, đang nỗ lực, cố gắng để cái xấu từng
bước bị đẩy lùi, cái đẹp luôn luôn phải được trân trọng. Theo đó, cán bộ, đảng
viên cần phải đi đầu trong việc lan tỏa thông tin tích cực, có như vậy, chúng
ta mới chung tay xây dựng một môi trường thông tin ngày càng lành mạnh, góp
phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét