Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

MỤC ĐÍCH CỦA NHỮNG KẺ VÔ ƠN XUYÊN TẠC VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM LÀ GÌ?

 

Kể từ khi Việt Nam giải phóng và thống nhất đất nước, vấn đề quyền con người tại Việt Nam chưa bao giờ được các thế lực chống đối, thù địch tại nước ngoài thừa nhận. Đó là lực lượng từng bám gót ngoại bang sau khi đất nước giành được độc lập, tàn dư của chế độ mà trước đó đã tước đoạt mọi quyền cơ bản của người dân. Đó là một số kẻ từng được thụ hưởng thành quả cách mạng và chế độ mới trong đó quyền con người của chính họ; song sự suy thoái, biến chất, bất đồng, bất mãn đã khiến họ nhảy sang phía phản bội lại Nhà nước, Nhân dân và dân tộc. Các lực lượng chống đối Nhà nước và Nhân dân ta đã và đang miệt mài dùng chót lưỡi đầu môi để thực hiện cái gọi là “đấu tranh bảo vệ nhân quyền” cho người dân trong nước từ nước ngoài. “Bài bản”, thủ đoạn của chúng là vu cáo, xuyên tạc tình hình trong nước, tung hỏa mù khi có các vụ việc, sự kiện mà Đảng, Nhà nước ta thực hiện chủ trương, duy trì luật pháp, bảo vệ kỉ cương, phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm cuộc sống an toàn cho Nhân dân. Một số tổ chức thiếu thiện chí với Nhà nước ta như “Người Bảo vệ nhân quyền”, “Theo dõi nhân quyền thế giới” (HRW), “Ân xá quốc tế”,… luôn cổ súy và phụ họa cho các thế lực chống đối, đưa ra những luận điệu xuyên tạc nhằm chống phá Nhà nước ta, vu cáo Việt Nam “đàn áp nhân quyền”!?…

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc (LHQ), nhân quyền là những bảo đảm pháp lí toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Còn theo tiếng Anh human rights (nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo khái niệm này, dưới chế độ phong kiến, thực dân, người dân Việt Nam bị tước bỏ hoàn toàn mọi quyền cơ bản nhất bởi kiếp sống nô lệ.

Cách mạng Tháng Tám thành công và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáng 2/9/1945 không chỉ là một văn bản pháp lí hiện đại, khai sinh một nước Việt Nam mới, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam mà còn khẳng định quyền con người - một giá trị phổ quát của nhân loại và quyền công dân đã và đang được thực thi ở cả phương diện lí luận cũng như trong thực tiễn. Ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến bị rũ bỏ, người dân Việt Nam bắt đầu được hưởng quyền cơ bản nhất của mình, đó là “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau khi chính quyền về tay Nhân dân và sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ 2/7/1976 là Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam), người dân đã được thực sự làm chủ vận mệnh, được sống, lao động và học tập để bảo đảm cho cuộc sống của chính mình, được tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Những thành tựu từ sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tại Việt Nam là bằng chứng không một cá nhân hay tổ chức nào có thể phủ nhận hoặc bôi nhọ. Chỉ đơn cử về thành tựu 5 năm qua về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 đã có thể thấy Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu cho quyền con người ra sao. Vào cuối năm 2015 tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 9,88% đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 3,75% và hết năm 2020 là dưới 3%. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích sớm trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỉ của LHQ về giảm nghèo. Đến nay, 100% các xã đã có đường ô tô đến khu vực trung tâm, 99% khu trung tâm xã và hơn 80% thôn/ bản có điện, 65% xã có hệ thống thủy lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt, 80% thôn có đường giao thông cho xe cơ giới, trên 50% xã có trạm y tế đạt chuẩn; 100% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng bảo hiểm y tế miễn phí… Đó là con số của giai đoạn chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, không chỉ bảo đảm thu nhập tối thiểu mà còn hỗ trợ để cải thiện mức độ tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin truyền thông…

Hiện thực hóa nhân quyền phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi quốc gia với các đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa riêng. Từ một nước nghèo, Việt Nam đã trở thành một nước có thu nhập trung bình với mức GDP bình quân đầu người vào năm 2020 là 2.786 USD/người. Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025 của Quốc hội có mục tiêu thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700-5.000 USD/người.

Những thành tựu toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội mấy chục năm qua không gì khác nhằm bảo đảm cho Nhân dân có quyền con người đầy đủ nhất. Đương nhiên, thế lực chống đối, thù địch không bao giờ thừa nhận cũng như chúng chưa bao giờ thừa nhận thể chế Nhà nước của dân, do dân, vì dân tại Việt Nam hiện nay.

Còn nhớ và cuối năm 2013, tại cuộc bỏ phiếu tại trụ sở chính của LHQ ở New York, Việt Nam đã nhận được số phiếu bầu cao nhất trong các quốc gia ứng cử, với 184/193 phiếu hợp lệ, trở thành quốc gia nhận được số phiếu bầu cao nhất trong 14 quốc gia được bầu chọn vào Hội đồng nhân quyền LHQ. Đặc biệt vào năm 2019, Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kì 2020-2021 với số phiều gần như tuyệt đối 192/193, số phiếu kỉ lục chưa từng có trong 75 năm phát triển của tổ chức lớn nhất hành tinh này. Hai sự kiện trên chẳng khác nào những “cái tát trời giáng” vào mặt những kẻ đã bao năm mượn danh nhân quyền để chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Thành tựu của cả hệ thống chính trị và Nhân dân ta giành được trong thực hiện mục tiêu kép suốt 2 năm qua vừa chống dịch, bảo đảm sức khỏe Nhân dân, vừa giữ vững và phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống, an sinh, để “không một ai bị bỏ lại phía sau” thêm một lần nữa khẳng định với thế giới về thực tiễn bảo đảm quyền con người tại Việt Nam hiện nay.

1 nhận xét:

  1. Tất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc

    Trả lờiXóa