Về chính trị, theo Hồ Chí Minh, tác hại lớn nhất mà chủ
nghĩa cá nhân gây ra đó là làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng,
với cách mạng. Những cán bộ mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa dễ đi đến phủ nhận sự
lãnh đạo của Đảng, phủ nhận tính đúng đắn của sự lựa chọn con đường phát triển
dân tộc. Họ bằng lòng với những nhận thức giản đơn, mơ hồ về chủ nghĩa Mác -
Lênin, về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Về kinh tế, những cán bộ, đảng viên bị ảnh hưởng của chủ
nghĩa cá nhân thì tiền của của Nhà nước, của Nhân dân không chỉ bị biến thành
tài sản riêng của cá nhân mà thậm chí còn bị lãng phí và thất thoát lớn. Ở mức
độ thấp hơn, một số cán bộ, đảng viên lạm dụng quyền hạn, chức vụ trong khi thi
hành công vụ, nhũng nhiễu, hạch sách, làm mất thời gian, công sức, tiền bạc của
Nhân dân. Hồ Chí Minh từng khẳng định: khi gặp công việc không biết tìm đủ cách
giải thích cho dân hiểu... song, vì muốn làm cho được việc, rồi dùng cách hạ mệnh
lệnh, cách áp bức, phạm vào thói quan liêu, quân phiệt, đến nỗi Chính phủ hoặc
Đảng phải trừng phạt.
Về văn hóa - xã hội, chủ nghĩa cá nhân làm tha hoá đội ngũ
cán bộ, công chức nhà nước, xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn
mực đạo đức xã hội. Khi chuẩn mực xã hội bị phá vỡ càng làm cho chủ nghĩa cá
nhân phát triển. Cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân do được thúc đẩy bởi
những lợi ích phi pháp, bất chính sẽ sẵn sàng bẻ cong, chà đạp hoặc phá vỡ các
quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét