Chủ Nhật, 12 tháng 11, 2023

Thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

 

Để chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa là mũi đột phá nhm gây chia rẽ, suy giảm niềm tin, gây hỗn loạn về lý luận tư tưởng, tạo ra những khoảng trống để đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân tiến tới xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, chúng ta phải nhận rõ bộ mặt thật của thủ đoạn thâm độc này để có biện pháp phòng, chống hiệu quả, điều này rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

 

Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa đối với nước ta trong những năm qua được thể hiện trên các thủ đoạn và nội dung chủ yếu như xuyên tạc bôi nhọ, đả kích bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa - những giá trị tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng ra sức truyền bá văn hóa, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta, đây là lối sống thực dụng, vụ lợi, cá nhân sùng bái đồng tiền, dâm ô trụy lạc… kích thích sự phục hồi phát triển lối sống mê tín dị đoan, tôn thờ chủ nghĩa hữu thần, tìm hiểu, móc nối, mua chuộc, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, thù địch, cơ hội,... Qua đó, lôi kéo vào con đường chống lại Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tìm cách thao túng, lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho văn hóa, văn nghệ đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, chúng cũng ra sức phá vỡ, đẩy lùi lý luận chủ nghĩa Mác Lênin  tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng, đời sống tinh thần của xã hội. Đồng thời, chúng tăng cường đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn. Chúng cho rằng con đường đó không còn phù hợp với quy luật của lịch sử, làm cho đất nước không thể phát triển và đòi Việt Nam từ bỏ con đường đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phá hoại nn tảng tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch đã tấn công quyết liệt vào nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đả kích đường lối cách mạng của Đảng, lái cách mạng Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Chúng kích động, lôi kéo những phần tử bất mãn trong nội bộ Đảng, nội bộ Nhà nước ta để làm nòng cốt chuyển hóa từ bên trong, kích động tâm lý hoài nghi dẫn đến phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hộiThực tế đã có một bộ phận nhân dân trong đó có một số cán bộ, đảng viên đã dao động, giảm lòng tin đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như con đường mà Đảng và dân tộc ta đã lựa chọn. Một số kẻ cơ hội xét lại đã tung ra những bài viết xuyên tạc, vu khống, bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những việc làm ấy đã gây hoang mang, hoài nghi cho không ít người. Bằng cách đó, chúng muốn thúc đẩy tự diễn biến từ bên trong xã hội taTrước hết là tự diễn biến về nhận thức, tư tưởng, từ đó dẫn đến những tự diễn biến về các mặt khác.

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền để phá hoại về tư tưởng đối với Việt Nam, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng ta, đặt điều kiện hòng ép ta thỏa hiệp, nhượng bộ về chính trị, thay đổi đường lối của ta, đi theo qu đạo của chúng; núp dưới chiêu bài dân chủnhân quyền để tuyên truyền kích động dư luận thế giới cô lập Việt Nam, gieo rắc sự nghi ngờ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước; kích động và khơi dậy sự phản kháng của những kẻ bất mãn, những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất, những người trước đây cng tác với chế độ cũ, hiện đang còn ở Việt Nam để chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị còn ra sức vu khống, xuyên tạc chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, dân tộc; chính sách đối với văn nghệ sĩ. Âm mưu của chúng là tạo ra những lực lượng chống đối ngầm trong nội bộ nhân dân ta. Nếu không được vạch trần, ngăn chặn, nó có khả năng làm rối loạn xã hội, tạo cơ hội cho “diễn biến hòa bình phát triển.

Trong lĩnh vực văn hóa, kẻ thù tập trung phá hoại truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa cách mạng, các chuẩn mực đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa. Chúng tìm mọi phương thức để các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập sâu vào nước ta. Chúng sử dụng các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động để đầu độc quần chúng nói chung, đặc biệt là thế hệ thanh thiếu niên ở nước ta nói riêng, làm chuyển đổi giá trị thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật, chuyển đổi các thang bậc giá trị xã hội theo chiều hướng xấu; âm mưu biến thế hệ trẻ thành công cụ và lực lượng xã hội chủ yếu trong thủ đoạn “diễn biến hòa bình của chúng.

Ngoài ra, “diễn biến hòa bình còn tác động xấu đến đạo đức, lối sống nhân dân ta, đó là sùng ngoại, coi thường giá trị văn hóa của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỉ, ham muốn làm giàu không chính đáng, ham muốn quyền lực cực đoan… đã và đang phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Khuynh hướng này hết sức nguy hiểm, có sức phá hoại mạnh, tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta và về lâu dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Tóm lại, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa đối với Việt Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành tích cực, chủ động đấu tranh phòng chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa trong tình hình mới một cách thường xuyên, liên tục và không khoan nhượng. Đây là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách và là trách nhiệm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét