Các trang chống cộng cờ
vàng có phản ánh trung thực tình hình của đất nước không? Để trả lời câu hỏi
này, ta hãy cùng nhìn vào một bài viết được đăng trên fanpage của đảng Việt Tân
hôm 09/08, trong đó họ thao túng dữ liệu để khiến người đọc có ấn tượng sai về
cách sử dụng ngân sách của chính phủ. Cụ thể, trong bài đăng hôm 09/08, fanpage
của đảng Việt Tân đã tổng hợp số liệu về một số khoản chi ngân sách của chính
phủ Việt Nam, rồi vẽ biểu đồ dạng cột để so sánh. Thông qua biểu đồ này, họ ám
chỉ rằng tỉ lệ chi ngân sách cho quân đội, công an và việc trả nợ công của Việt
Nam đang lớn một cách áp đảo so với khoản chi cho các lĩnh vực dân sinh như y
tế hay giáo dục. Chẳng hạn, nếu khoản chi cho Bộ Quốc phòng là 185,235,194
triệu đồng, thì khoản chi cho Bộ Giáo dục chỉ là 6,225,832 triệu đồng, một con
số thấp hơn nhiều lần. Từ đó, Việt Tân ngầm kết luận rằng chính phủ Việt Nam
đang dùng đa phần ngân sách để bảo vệ chế độ, thay vì để lo cho cuộc sống của
người dân.
Tuy nhiên, nếu tự tìm
hiểu thêm thông tin, người ta sẽ thấy cả số liệu lẫn nhận xét của Việt Tân đều
không đáng tin cậy. Trước hết, phần ngân sách chi cho Bộ Giáo dục chỉ chiếm một
phần tổng ngân sách chi cho giáo dục hằng năm của Việt Nam. Ở Việt Nam, chính
quyền địa phương có ngân sách riêng, và đa số trường công sử dụng ngân sách của
các Sở Giáo dục thay vì Bộ. Tỉ lệ chi cho giáo dục trên tổng ngân sách cả nước
của Việt Nam không hề thấp, nó ngang bằng hoặc cao hơn nhiều quốc gia phát
triển hơn. Cụ thể, tại hội thảo công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục Việt
Năm năm 2011-2020, GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
đã cho biết mức đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam đạt khoảng 17-18% tổng ngân sách
thường niên, có năm gần đạt 19% - một tỉ lệ không hề thấp so với Mỹ (13%),
Indonesia (17,5%), Singapore (19,9%) và nhiều quốc gia khác. Tính theo tỷ lệ
GDP (tổng sản phẩm quốc nội), mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương
đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, còn cao hơn các nước khác trong ASEAN gồm
Campuchia 1,9%, Singapore 2,9%, Lào 3,3%. Dù vậy, tỉ lệ chi cho giáo dục trên
tổng ngân sách của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai, do Luật giáo
dục 2019 quy định rằng ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn
lực đầu tư cho giáo dục, và ngân sách nhà nước cần dành tối thiểu 20% tổng chi
cho giáo dục, đào tạo.
Tiếp đến, cần nhớ rằng
khác với giáo dục và y tế, quốc phòng và trị an là những dịch vụ công thiết yếu
mà tư nhân không thể cung cấp, nên hiển nhiên phải chiếm một tỉ lệ chi lớn hơn.
Không thể nói rằng cách khoản chi cho quốc phòng và trị an chỉ giúp bảo vệ chế
độ chứ không giúp ích gì cho người dân, khi số tiền đó đang giúp duy trì từ an
toàn giao thông cho đến chủ quyền trên đất liền và trên biển. Nếu Việt Tân vẫn
cho lối so sánh của mình là chính đáng, họ hãy nhìn luôn vào tỉ lệ chi ngân
sách của Việt Nam Cộng hoà giai đoạn 1955-1975. Chế độ này dùng trên 40% ngân
sách quốc gia cho quốc phòng, khoảng 13% cho trị an, chỉ khoảng 7 đến 7,5% cho
giáo dục - một tỉ lệ lệch hơn nhiều so với Việt Nam hiện tại.
Tỉ lệ chi cho quốc
phòng trên tổng ngân sách của Việt Nam có quá lớn so với các quốc gia khác?
Biểu đồ bên dưới so sánh tỉ lệ giữa các nước, và nó cho thấy Việt Nam chỉ chi tiêu
ở mức trung bình mà thôi. Trong khi đó, nước Mỹ – ông chủ của nhiều nhóm chống
cộng cờ vàng - lại nằm trong số các quốc gia dành nhiều phần ngân sách cho quốc
phòng hơn hẳn mức trung bình trên thế giới. Tính đến năm 2010, Mỹ chi tiêu
khoảng 692 tỷ USD mỗi năm cho quân sự, chiếm khoảng 42% chi tiêu quân sự toàn
thế giới.
Từ những vấn đề nêu
trên, ta thấy rõ truyền thông cờ vàng đã đổi trắng thay đen đến mức độ nào khi
thao túng số liệu về bối cảnh chính trị, xã hội của Việt Nam. Các nhà chống
cộng không đấu tranh cho nhân quyền, họ chỉ đấu tranh cho những ảo tưởng mà hệ
thống tuyên truyền của họ đã tô vẽ.
Các chiêu trò của Việt Tân đều vô tác dụng; vì không qua mắt được những người yêu nước chân chính
Trả lờiXóa