Việt
Nam và Nhật Bản là hai đối tác chiến lược, luôn cùng nhau hợp tác làm ăn, buôn
bán nhiều ngành nghề, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong các lĩnh vực. Thế
nhưng, Văn phòng của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tại thủ đô Tokyo lại luôn tìm
cách để "ly gián" quan hệ hai nước.
Đơn cử
là ngày 26/4/2022 vừa qua, ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng
Nhật Bản, tổ chức này đã kêu gọi người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đưa vấn đề
nhân quyền lên bàn nghị sự trong khi thực hiện chuyến công du tới Việt Nam tới
đây. Lý do mà tổ chức này đưa ra để Thủ tướng Nhật Bản lên tiếng đó là tình
trạng gia tăng đàn áp nhắm vào những nhà hoạt động nhân quyền; chính quyền Việt
Nam trong khoảng thời gian hơn một năm trở lại đây đã bắt, xét xử 51 người bao
gồm những nhà hoạt động, nhà báo công dân và nhà bất đồng chính kiến.
Việc
kêu gọi Thủ tướng Nhật Bản lên tiếng về tình hình nhân quyền ở một nước khác đã
nực cười, lý do Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đưa ra còn nực cười hơn gấp nhiều
lần. Bởi mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều thấy rằng mình được tự do như thế
nào, nói vui với nhau thì có lẽ chỉ có người dân Việt Nam có thể đối chất với
cơ quan chức năng, ví dụ như việc người tham gia giao thông khi bị kiểm tra
phương tiện lại yêu cầu Cảnh sát giao thông xuất trình chuyên đề, chương trình,
kế hoạch. Ở góc nhìn này chúng ta có thể thấy người dân Việt Nam “tự do” như
thế nào.
Với ý
đồ chống phá Việt Nam từ gần một thập kỷ, văn phòng của Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản vẫn kêu gọi Nhật Bản tạo sức ép với Việt Nam
về vấn đề nhân quyền. Kể cũng lạ, văn phòng tại Tokyo với nhiệm vụ là theo dõi
nhân quyền ở Nhật Bản, thế nhưng lại can thiệp vào câu chuyện của Việt Nam,
không rõ văn phòng này có tư cách gì để đánh giá, đồng thời đề nghị một chính
quyền sở tại tạo sức ép với Việt Nam. Có thể thấy bản chất của lời kêu gọi này
chỉ là lợi dụng sức ảnh hưởng, nền kinh tế của Nhật Bản để tạo sức ép với các
nước đang hợp tác với Nhật, trong đó có Việt Nam. Chưa kể, người đại diện văn
phòng này chắc gì đã được đặt chân đến Việt Nam mà chỉ biết đến nhân quyền Việt
Nam thông qua sách, báo, những thông tin từ những tổ chức chống đối trong và
ngoài nước.
Như
vậy, nhân dân thế giới cần nhìn nhận lại hoạt động của Văn phòng của Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Đây thực sự không phải là địa
chỉ tin cậy để có thể tin tưởng về vấn đề nhân quyền./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét