Với âm
mưu chống phá Việt Nam, nhiều tổ chức, cá nhân phản động luôn tìm mọi chiêu
bài, chiêu thức để hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, trong đó có
chiêu bài bôi nhọ về quyền tự do báo chí.
Việt
Nam là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, sớm tham gia vào
các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công
dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Trên phương diện pháp
lý, tổ chức này ắt hẳn không nắm được tất cả các bản Hiến pháp của nước ta (các
năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013) đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do
báo chí và khẳng định đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người,
của mọi công dân. Ở mỗi bản Hiến pháp, nội dung này được kế thừa, phát triển
phù hợp từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Từ ngay Hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã quy định một cách khái quát
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân: “Công dân Việt Nam có quyền:
Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự
do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Những quyền cơ bản này đã được
phát triển xuyên suốt trong các bản Hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được
khẳng định tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, qua các lần sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp, Việt Nam luôn khẳng định, tôn trọng và có quy định bảo đảm quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí chân chính của nhân dân.
Nội hàm
của quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân tiếp
tục được thể hiện trong các Điều 10 và Điều 11 Luật Báo chí năm 2016, theo đó
công dân đầy đủ có các quyền tự do báo chí: Sáng tạo tác phẩm báo chí; Cung cấp
thông tin cho báo chí; Phản hồi thông tin trên báo chí; Tiếp cận thông tin báo
chí; Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; In, phát hành báo
in. Còn nếu RSF vẫn còn “ngoan cố” đánh giá sai về tình hình tự do báo chí thì
Điều 13, Luật Báo chí năm 2016 sẽ vạch trần sự “lếu láo” của bảng xếp hạng kia,
theo đó đã ghi rõ: “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và
phát sóng”.
Tóm
lại, việc bôi xấu, xuyên tạc tình hình báo chí Việt Nam là một trong nhiều
chiêu bài nhằm chống phá của những kẻ luôn nuôi tham vọng thay đổi chế độ ở
Việt Nam. Điều này đã trở nên “lạc lõng” khi tự do ngôn luận, tự do báo chí
luôn được tôn trọng và bảo vệ trên cơ sở từng người dân, từng nhà báo thực hiện
đúng pháp luật, nêu cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của công dân./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét