Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

LÀM RÕ VỀ TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI (RSF)

 

Tổ chức Phóng viên không biên giới là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, hoạt động dựa trên Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ. Tôn chỉ mục đích cao quý là vậy, thế nhưng những hoạt động của tổ chức này dường như đang đi ngược lại mục đích khi được thành lập. Vừa rồi, tổ chức này lại một lần nữa xếp Việt Nam ở vị trí 174/180 quốc gia và vùng lãnh thổ về Chỉ số tự do báo chí.

Điều này cũng dễ hiểu, vì RSF không đưa ra khái niệm về “tự do báo chí”, tức là tổ chức này đã không hình thành được một định nghĩa và cách hiểu cơ bản về tự do báo chí, những yếu tố được tổ chức này sử dụng để đánh giá tự do của một nền báo chí không cân nhắc đến các yếu tố văn hóa, xã hội, nhận thức của từng quốc gia riêng biệt mà những đánh giá và xếp hạng của tổ chức này luôn dựa vào “danh sách đen” của Bộ Ngoại giao Mỹ, mà trong “danh sách đen” này luôn có tên Việt Nam. Việc lấy tiêu chuẩn của “tự do báo chí” của Mỹ và phương Tây để đánh giá tự do báo chí toàn cầu đã khiến Việt Nam và những nước như Iran, Syria, Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc đã nhiều lần “bức xúc” trước quy cách đánh giá “vô thiên vô pháp” và vô cùng phiến diện của tổ chức này.

Mặt khác, Tổ chức Phóng viên không biên giới lại không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của các nước tư bản và các đồng minh như việc 176 người hoạt động trên lĩnh vực truyền thông bị giết hại tại Philippines từ năm 1986 đến nay, hay việc 16 nhà báo bị giết chết trong một lần NATO không kích Đài truyền hình Nam Tư (RTS) cũng tuyệt nhiên không được nhắc đến trong bất cứ một bản báo cáo nào. Có vậy chúng ta mới có thể thấy sức mạnh của “đồng đôla” có thể xoay chuyển cục diện của một tổ chức phi chỉnh phủ hoặc tiến xa hơn đó là sức mạnh “đổi trắng thay đen” một cách trắng trợn. Ngoài ra, về nguồn ngân quỹ, ngân quỹ hoạt động của RSF lại đến phần lớn từ các nước tư bản lớn như Pháp, Mỹ thông qua nhiều con đường khác nhau như thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED).

Như vậy việc đánh giá “tự do báo chí” của RSF đâu còn khách quan được nữa. Việc Việt Nam xếp hạng gần áp chót bảng xếp hạng về chỉ số tự do báo chí do tổ chức này thực hiện là điều đương nhiên, đâu có căn cứ vào tình hình thực tế ở Việt Nam. Muốn đánh giá đúng, hãy cứ đến, sẽ thấy Việt Nam tự do báo chí như thế nào, không nên nhắm mắt nói bừa như vậy./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét