Những nước
tư bản vốn tự cho mình là “dân chủ”, tôn trọng nhân quyền, nhưng những bài học
lịch sử và thực tế diễn ra ngay trong lòng các nước đó thì có vẻ lại không như
vậy
Phong
trào “99 chống lại 1” vẫn tồn tại ngay trong lòng nước Mỹ. Khi chính những bất
công, thiếu dân chủ vẫn còn đó thì sẽ luôn còn những phong trào mới diễn ra,
vạch trần dân chủ nhân quyền giả dối của Hoa Kỳ – một quốc gia mà: “Hệ thống
quyền lực đó vẫn thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập
đoàn tư bản lớn. Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số, nhưng lại
chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới 3/4 nguồn tài
chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi
phối toàn xã hội”. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống
lại 1” hay còn gọi là phong trào “Chiếm lấy phố Wall- OWS” diễn ra ở Mỹ đầu năm
2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản.
Các
khẩu hiệu của phong trào OWS là: “Hãy chấm dứt bóc lột tầng lớp thường dân để
trả cho kẻ giàu!”; “Ngân hàng được cứu giúp, chúng tôi bị bán rẻ!”. Các khẩu
hiệu mà chúng ta thường bắt gặp trong phong trào này đó là: “Chúng tôi là 99%”
– họ coi mình là đại diện của 99% dân số Mỹ bị thiệt thòi phải đứng lên chống
lại 1% là những kẻ giàu có, tham lam đang ngự trị trên phố Walls, khiến cho bất
bình đẳng và bất công xã hội Mỹ ngày càng tăng cao. Những người tổ chức phong
trào còn ra tờ báo “Chiếm phố Walls”. Trong đó, tố cáo “sự lộng hành của giai
cấp thống trị”, “sự xa hoa của giới tài phiệt trong khi quần chúng đang bần
hàn”.
Ngay
mới đây, ngày 25/5/2020, ông George Floyd, 46 tuổi, bị đè chết dưới đầu gối của
một cảnh sát da trắng đã tiếp nối một danh sách dài những người Mỹ gốc Phi bị thiệt
mạng do cảnh sát lạm dụng bạo lực khi trấn áp. Cái chết của ông làm bùng lên
Phong trào “black lives matter” để đòi hỏi xóa bỏ tình trạng phân biệt chủng
tộc diễn ra đã hàng trăm năm nay tại Mỹ. Từ Mỹ, làn sóng biểu tình chống phân
biệt chủng tộc nhanh chóng lan rộng tại châu Âu với những cuộc xuống đường quy
mô lớn, nhiều cuộc thu hút hơn 10.000 người tham gia. Ấy vậy mà ở Việt Nam –
một đất nước bị Mỹ cho rằng “thiếu bình đẳng” lại không hề thấy tình cảnh phân
biệt màu da.
Như
vậy, trong khi chính quyền ở Việt Nam là “của dân, do dân và vì dân” thì chính
quyền ở các nước tư bản là “của 1%, do 1 % và vì 1 %”. Vậy thì lấy tư cách gì
mà các nước tư bản "lên mặt, dạy đời" Việt Nam về vấn đề nhân
quyền./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét