Đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, toàn thể nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam được thể hiện dưới hình thức lý luận. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận duy nhất đúng soi đường dẫn dắt cuộc cách mạng của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng đi tới bến bờ thắng lợi. Nó không những chỉ ra tính tất yếu, mục tiêu, phương hướng đúng đắn mà cách mạng Việt Nam phải hướng đến, đạt tới, mà còn chỉ ra những nguyên tắc, con đường, biện pháp, cách thức khoa học, mà những người cộng sản và nhân dân Việt Nam phải tuân thủ và thực hiện để vượt qua những khó khăn, thách thức, đấu tranh với các thế lực thù địch đi tới tương lai xán lạn; và do đó nó biến toàn bộ hoạt động của cách mạng Việt Nam thành quá trình tự giác, chủ động tích cực. Không có nó, thiếu nó, toàn bộ các hoạt động cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam sẽ trở thành hoạt động tự phát, mò mẫm, phải trả giá đắt, thậm chí thất bại trong cuộc đấu tranh chống các âm mưu, thủ đoạn xảo quyết của giai cấp tư sản và các thế lực phản động. Vì thế, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ linh hồn, mạch sống của cách mạng Việt Nam và bảo vệ công cụ nhận thức vĩ đại, vũ khí tư tưởng lý luận sắc bén của cách mạng Việt Nam.
Cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh càng trở nên cấp
thiết, khi toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển trở thành xu thế tất yếu của
cuộc sống hiện đại. Chủ nghĩa tư bản, các thế lực thù địch đang ở thế thượng
phong; chủ nghĩa xã hội, phong trào cách mạng thế giới đang tạm thời lâm vào
thoái trào. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch coi đây là cơ hội ngàn
vàng để chúng truyền bá hệ tư tưởng, lối sống tư sản đến khắp nơi trên thế
giới, đồng thời là thời cơ “có một không hai” để chúng triển khai mọi lực
lượng, phương tiện cùng các thủ đoạn thâm độc, quỷ quyệt nhằm hạ bệ chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ngay trong lòng các nước xã hội chủ nghĩa,
trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các quốc gia, dân
tộc trên thế giới”, nền kinh tế nước ta ngày càng thu hút được nhiều hơn sự đầu
tư của các công ty tư bản nước ngoài; hợp tác giữa nước ta với các nước trên
thế giới, trong khu vực, trong đó phần lớn là các nước tư bản, ngày thêm sâu
rộng. Xu thế trên đã mở ra cho các thành phần kinh tế cơ hội hợp tác, giao lưu
với các nhà tư bản nước ngoài, tạo ra cơ hội làm việc, tham quan du lịch,
nghiên cứu, học tập… ở các nước tư bản đối với các tầng lớp nhân dân. Giao lưu
hợp tác toàn cầu, trong đó có các nước tư bản, giúp những người vững vàng về
lập trường tư tưởng thêm điều kiện tôi luyện bản lĩnh niềm tin vào chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, nhưng nó
rất có thể gây nên những nỗi hoài nghi về chủ nghĩa xã hội, những dao động về
tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở
những người có bản lĩnh, lập trường chính trị không kiên định, thiếu trình độ,
kinh nghiệm…
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, ngày nay hình thức, biện pháp đấu tranh không chỉ tập trung đấu tranh
chống các quan điểm sai trái, thù địch của các học giả tư sản, phản động đủ
loại, mà còn phải hướng tới chống những nhận thức sai trái về chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong nội bộ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
Việc phân loại đối tượng trên đây là cần thiết để chúng ta có hình thức, phương
pháp đấu tranh phù hợp. Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối, bởi
các thế lực thù địch khi chống phá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
thường rất chú ý lợi dụng những sơ hở yếu kém, những nhận thức, việc làm sai
trái của cán bộ, đảng viên. Sự chống phá của các học giả tư sản đối với chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho những sai trái về nhận thức,
hành động của một số cán bộ, đảng viên, người dân thêm trầm trọng, phức tạp
hơn. Vì thế, hình thức, biện pháp đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính tổng hợp, hướng tới nhiều đối tượng.
Trước hết, muốn đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh phải làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin phát triển không ngừng
lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Nhưng
muốn phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải hiểu đúng sâu
sắc, toàn diện chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở tiền
đề để phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở, nền
tảng để nâng cao chất lượng hiệu quả tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục những nhận thức sai trái trong quần
chúng nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời giúp
cho không ít người tránh khỏi một “bi kịch” nói trung thành với chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà không hiểu thực chất của nó là gì? Đặc biệt,
nghiên cứu hiểu sâu sắc bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là cơ sở để phản bác có hiệu quả những luận
điệu xuyên tạc của các thế lực phản động đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Nghiên
cứu sâu sắc, đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hiểu sâu
sắc bản chất cách mạng, khoa học, lập trường, phương pháp cách mạng, hiểu sâu
sắc tính cách mạng và khoa học của từng nguyên lý, quy luật, khái niệm, phạm
trù và toàn bộ học thuyết, tư tưởng trong sự vận động, phát triển, chuyển hóa
lẫn nhau, gắn với thực tiễn cách mạng; hiểu giá trị trường tồn của học thuyết
trong tính chỉnh thể của nó, đồng thời hiểu một số những quan niệm đã bị lịch
sử vượt qua, những quan niệm cần bổ sung phát triển…Nhiều năm qua, chúng ta
tích cực triển khai theo hướng này và đã thu được những kết quả, góp phần cung
cấp cơ sở lý luận khoa học giúp Đảng ta định ra đường lối đúng đắn trong lãnh
đạo cách mạng Việt Nam. Song, do nội dung chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh vô cùng phong phú, lại được đúc kết bởi những bộ óc thiên tài và qua
nhiều giai đoạn khác nhau, nên việc nghiên cứu làm rõ bản chất cách mạng, khoa
học của học thuyết, trong sự vận động biến đổi, trong mối liên hệ quan hệ chặt
chẽ của mỗi luận điểm, nguyên lý, quy luật, nhất là phương pháp tiếp cận nghiên
cứu, xử lý các tình huống chính trị thực tiễn của các nhà kinh điển là công
việc rất khó khăn, phức tạp, cần được triển khai bài bản, công phu, nghiêm túc;
không giản đơn, nóng vội, chủ quan.
Ngày nay, chúng ta đều biết tác phẩm “Nguồn
gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Ph. Ăng-ghen
chỉ là một công trình khoa học công bố những kết quả nghiên cứu của Ph.
Ăng-ghen về nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước; nó không
phải là tác phẩm luận chiến. Nhưng với đầu óc thiên tài của mình, V.I. Lê-nin
cũng phải đọc nhiều lần mới có thể hiểu được tư tưởng của Ph. Ăng-ghen về nhà
nước. Vì không thấu hiểu tư tưởng: mọi hình thái kinh tế - xã hội đều là một cơ
thể sống và sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch
sử - tự nhiên, nên đã có một thời kỳ dài, ở các nước xã hội chủ nghĩa người ta
đối lập tuyệt đối giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Phải chăng đó là
một nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nhiều nước trên thế giới? Ở Việt Nam, phải qua nhiều năm, tư tưởng của C. Mác,
Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin về quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình
độ của lực lượng sản xuất và sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
là một quá trình lịch sử - tự nhiên, chủ nghĩa xã hội vừa là kết quả của sự kế
thừa các thành tựu tiến bộ của nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, vừa
là sự nhảy vọt về chất so với chủ nghĩa tư bản, mới được hiểu và vận dụng đúng
đắn. Điều đó giúp chúng ta khắc phục được bệnh chủ quan duy ý chí trong xác lập
các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ và xác định đúng khái niệm “bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa” ở Việt Nam, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới hiện nay.
Phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là biện pháp tốt nhất để đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong điều kiện ngày nay. Phát
triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là đặc trưng bản
chất, một thuộc tính thể hiện sự hơn hẳn của nó với các học thuyết lý luận khác
trong lịch sử, mà còn là mệnh lệnh, yêu cầu của cuộc sống. Đúng như lời dạy của
Ph. Ăng-ghen: mỗi khi có những phát minh vạch thời đại, chủ nghĩa duy vật phải
thay đổi hình thức của mình. Ở đây, quan niệm phát triển chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng cần được hiểu một cách mềm mại với nhiều
trình độ quy mô, phạm vi khác nhau. Sự phát triển ấy có thể diễn ra ở quy mô
lớn, đưa chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh lên một tầm cao mới, như
V.I. Lê-nin đã từng thực hiện đối với học thuyết Mác - Ăng-ghen; nhưng cũng có
thể là sự vận dụng sáng tạo, phát triển một hoặc một số luận điểm trong toàn bộ
hệ thống những quan điểm, học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, như Đảng ta và
một số các đảng cộng sản đã làm. Tuy nhiên, đây đã, đang và sẽ là công việc của
sự tìm tòi khó khăn, phức tạp. Sự khó khăn, phức tạp không chỉ vì thực tiễn
cách mạng đang vận động, phát triển rất nhanh, mạnh với những diễn biến khó
lường, mà còn vì ranh giới giữa chân lý và sai lầm, giữa phát triển sáng tạo
với cơ hội xét lại rất mỏng manh. Vì thế, đòi hỏi không chỉ lòng dũng cảm, sự
cố gắng phi thường, lòng nhiệt huyết của các nhà khoa học, mà còn cần sự giúp
đỡ, cảm thông sẻ chia của các nhà lãnh đạo, tổ chức, quản lý đối với các hoạt
động khó khăn, phức tạp không kém chông gai này.
Phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục đổi mới
nội dung, phương pháp, hình thức nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với mọi cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân là một trong những biện pháp và động lực quan
trọng bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
tình hình mới.
Sức mạnh của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khả năng bảo vệ,
phát triển nó không chỉ ở sức mạnh và khả năng tự thân, mà quan trọng hơn, nằm
ở hoạt động của triệu triệu quần chúng, cán bộ, đảng viên cộng sản, khi họ đã
nhận thức và tin tưởng sâu sắc sự đúng đắn bản chất cách mạng khoa học của nó.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, những năm qua các nước xã hội chủ nghĩa đã tiến
hành truyền bá một cách cơ bản, hệ thống, có chiều sâu với những nội dung, hình
thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh của mỗi quốc gia dân tộc.
Điều đó đã tạo nên sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đem lại sức mạnh cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Hiện nay, không chỉ việc truyền bá mà cả việc đổi mới
nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh càng trở nên tất yếu. Song, để đổi mới việc truyền bá có hiệu quả góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cần phải kế thừa hạt nhân hợp lý của những nội dung, hình thức cách làm trước
đây, kiên quyết gạt bỏ những nội dung, hình thức, biện pháp lỗi thời, lạc hậu,
thay vào đó là những nội dung, hình thức đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ
cách mạng hiện nay; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện nhân danh đổi mới
phủ nhận tất cả những thành tựu, những giá trị của việc truyền bá chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các giai đoạn trước, hoặc bảo thủ trì trệ
không chịu suy nghĩ tìm tòi đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới. Đây là một công việc khó, phức tạp; muốn làm tốt
phải được tổ chức chu đáo chặt chẽ, khoa học, từ khâu lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
thực hiện đến khâu kiểm tra sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và được đầu tư
thỏa đáng về thời gian, công sức, tiền của; mọi sự áp đặt nóng vội, chủ quan
không chỉ phản tác dụng, mà còn gây ra những hậu quả khó lường đối với toàn bộ
sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Kịp thời đấu tranh với những biểu hiện sai trái của
một số cán bộ, đảng viên trong nhận thức, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Hoạt động nhận thức, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh của
cán bộ, đảng viên vừa phản ánh kết quả tuyên truyền giáo dục, vừa thể hiện sức
sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hiện thực. Những
nhận thức sai trái, sự vận dụng không đúng đắn trong thực tiễn ảnh hưởng rất
lớn đến uy tín, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ảnh
hưởng tiêu cực này càng lớn nếu phạm vi nhận thức, vận dụng sai trái đó ở quy
mô lớn, thời gian dài, với những cán bộ giữ những trọng trách lớn trong bộ máy
của Đảng, Nhà nước. Hiện nay, bên cạnh cách hiểu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh một cách giáo điều, máy móc, không ít cán bộ, đảng viên hiểu
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách đơn giản ở trình độ cảm
tính, tư duy kinh nghiệm. Họ quy giản chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh vào một số nguyên lý, quy luật, phạm trù. Không ít người cho rằng triết
học Mác - Lê-nin đúc kết lại chỉ có 2 nội dung: “Vật chất có trước, ý thức có
sau và không làm không ăn”, hoặc quy toàn bộ nội dung của triết học Mác -
Lê-nin về hệ thống nguyên tắc phương pháp luận: “Khách quan toàn diện, lịch sử
- cụ thể và phát triển”,… Đó là sự vi phạm nguyên tắc khách quan, một nguyên
tắc cơ bản, đầu tiên, đặt cơ sở nền tảng, định hướng cho mọi nguyên tắc khác và
mọi sự xem xét cải tạo xã hội của triết học Mác - Lê-nin. Hậu quả của tình trạng
này sẽ làm suy giảm nghiêm trọng uy tín, sức mạnh của chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo điều kiện để các thế lực thù địch tấn công xuyên tạc
chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Hay tình trạng nói không đi đôi với làm, thậm chí nói
mà không làm, nói một đằng làm một nẻo đang là hiện tượng khá phổ biến ở một số
cán bộ, đảng viên hiện nay. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xây dựng
Đảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn, giữa giải thích thế giới và cải tạo thế giới của chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những biểu hiện của tình trạng “tự diễn
biến”, tự làm mất đi bản chất cách mạng khoa học, tước bỏ sức mạnh của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin trong thực tiễn.
Kiên quyết, chủ động tích cực vạch trần mọi âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhận rõ bản chất âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, ngay từ khi chủ
nghĩa Mác mới ra đời, giai cấp vô sản và những người cộng sản đã tổ chức đấu
tranh làm thất bại những đòn tiến công hiểm độc của các thế lực thù địch. Tuy
nhiên, ở mỗi thời kỳ, nội dung, hình thức, lực lượng, phương tiện, thủ đoạn
chống phá của chúng đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
không giống nhau. Do vậy, để đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động chống phá
của các thế lực thù địch hiện nay, trước hết chúng ta cần nhận rõ mục đích, âm
mưu, thủ đoạn, lực lượng, phương tiện mà các lực lượng phản động sử dụng để
chống phá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thực tiễn cho thấy, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch ngày càng tăng cường chống phá
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh với những lực lượng, phương tiện
phong phú cùng các thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Chúng sử dụng cả
những “chuyên gia bậc thầy” về lý luận, và cả lực lượng bồi bút trên các tờ báo
lá cải; chúng kết hợp chặt chẽ giữa dùng các thành tựu tiên tiến hiện đại nhất
của khoa học - công nghệ thông tin với những phương cách truyền tin tối cổ
nhất, như rỉ tai, phao tin đồn nhảm “vô tuyến truyền mồm”; chúng kết hợp xuyên
tạc thường xuyên với tổ chức chống phá tập trung theo đợt nhân những sự kiện
chính trị, xã hội diễn ra trong nước; chúng kết hợp cả lực lượng phản động ở
ngoài nước và lực lượng cơ hội, bất mãn trong nước…
Để chủ động đối phó với tình hình trên, chúng ta cần
sớm xây dựng các lực lượng chuyên trách, trở thành lực lượng thường trực, những
“quả đấm thép” làm xoay chuyển tương quan so sánh lực lượng trên mặt trận đấu
tranh tư tưởng lý luận. Lực lượng này cần được tuyển chọn kỹ cả về phẩm chất và
năng lực, khả năng chuyên môn và bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận và trình
độ ngoại ngữ, được tổ chức chặt chẽ, đủ sức làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong
việc định ra những chủ trương, chính sách, kế hoạch cơ bản lâu dài, chủ động
làm thất bại sự chống phá của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có khả năng thường xuyên nắm chắc âm mưu thủ đoạn
của các thế lực thù địch, từ đó trực tiếp triển khai các chiến dịch nhằm đập
tan sự chống phá của các chuyên gia lý luận tư sản và các thế lực thù địch;
đồng thời có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng các lực lượng đấu tranh bảo vệ chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong phạm vi toàn quốc.
Cùng với lực lượng nòng cốt mang tính chuyên nghiệp
trên, cần khơi dậy, quy tụ, sử dụng có hiệu quả các nhà nghiên cứu, các giảng
viên khoa học xã hội nhân văn trong các trường đại học, các viện nghiên cứu,
các cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, cùng toàn thể cán bộ, đảng viên
và nhân dân, tạo nên thế trận vững chắc tích cực chủ động tham gia đấu tranh
chống lại sự chống phá xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
của các thế lực thù địch.
Trên cơ sở lực lượng phong phú, cần đa dạng hóa hình
thức đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài những
bài luận chiến, những công trình khoa học được in ấn trên các báo, tạp chí,
sách chuyên khảo, cần tăng cường sử dụng đài phát thanh, truyền hình, báo điện
tử, mạng in-tơ-net, các trang mạng xã hội, như facebook, các blog cá nhân,… để
đăng tải, phát hành nhanh chóng, kịp thời, sâu rộng các công trình nghiên cứu
đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, cần
coi nội dung đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch là một bộ phận
cơ bản, không thể thiếu trong các giáo trình các môn lý luận Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, trong điều kiện cho phép, chủ động mời các nhà lý
luận tư sản tham gia các hội thảo, các buổi giao lưu, trao đổi về chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xúc tiến việc cử cán bộ tham gia các hội thảo
quốc tế, giảng dạy về các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị nhằm tăng cường
bản lĩnh, khả năng đấu tranh trực diện với các học giả tư sản trong việc bảo vệ
chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới. Mặt khác,
chúng ta cần khắc phục tình trạng bị động, tự phát, chắp vá, manh mún trong đấu
tranh tư tưởng lý luận nói chung, đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Bởi, nếu tiến hành đấu tranh bị động, chúng ta sẽ
nhường quyền chủ động cho các lực lượng thù địch, làm cho chúng càng lấn lướt,
trong khi trận địa tư tưởng của chúng ta ngày càng bị thu hẹp. Đấu tranh tự
phát theo kiểu tùy hứng, manh mún, mạnh ai người đấy làm, sẽ không tránh khỏi
“lạnh lưng, hở sườn”, khó buộc “đối phương” tâm phục, khẩu phục, thậm chí dễ bị
kẻ địch phản công làm suy giảm chất lượng, hiệu quả đấu tranh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét