Thứ Năm, 2 tháng 5, 2024

KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH TỰU CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

 Với đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước, phát huy thế và lực mới

của đất nước, công tác đối ngoại của Việt Nam đã đạt được những kết quả toàn diện,

quan trọng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực

bên ngoài cho phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao vị thế, uy tín đất nước. Thế nhưng

với mưu đồ xấu, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc, các thế lực thù địch, phản động

vẫn ra sức xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại.

Bài viết: “Khi rõ ràng, sòng phẳng… sợ gì là chủ trương đối ngoại của chế độ” của

Đăng Đình Mạnh đang được phát tán trên nhiều diễn đàn phản động là một ví dụ. Y cho

rằng: “Thành tựu đối ngoại của chính quyền cộng sản là tự tán dương; Đảng Cộng sản

không có công trạng gì (!)”. Đây là luận điệu phi lý, phiến diện, không phản ánh đúng

kết quả công tác đối ngoại của Việt Nam, cần đấu tranh, bác bỏ kịp thời.

Thực tế cho thấy, trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ

đạo quan trọng về đối ngoại, nổi bật là Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 09/01/2023 của

Bộ Chính trị về một số định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại

hội XIII của Đảng. Cùng với đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng ban hành nhiều chỉ thị,

đề án quan trọng khác về đối ngoại và các lĩnh vực khác liên quan đến đối ngoại như

quốc phòng, an ninh, kinh tế… nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và triển khai

đồng bộ, hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng. Theo đó, Việt Nam đã từng bước tạo

dựng và gia tăng mức độ đan xen lợi ích với các đối tác, nhất là các đối tác lớn, đối tác

quan trọng đối với lợi ích an ninh và phát triển của mình. Thực hiện minh bạch hóa

chính sách, quy trình hoạch định và triển khai chính sách, trong đó có việc định kỳ công

bố Sách Trắng quốc phòng, Sách Xanh ngoại giao; đồng thời tham gia hầu hết các tổ

chức quốc tế lớn và nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế.

Thực tiễn cho thấy, sau gần 40 năm đổi mới đất nước, chiến lược sáng suốt, đúng

đắn trong công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn

định, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống

nhất và toàn vẹn lãnh thổ; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng

được củng cố.

Tính đến tháng 9/2023, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 193

quốc gia (bao gồm 190/193 nước thành viên Liên hợp quốc). Mạng lưới các mối quan

hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện tiếp tục được củng cố, mở rộng Việt Nam hiện

có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 7 cường quốc là: Trung Quốc (2008), Liên

bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản

(11/2023) và Australia (2024). Quan hệ với các nước từng bước đi vào chiều sâu, đan

xen lợi ích được tăng cường. Nước ta đã thúc đẩy ký kết và thực hiện nhiều hiệp định

thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA),

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…


Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia.

Quốc hội Việt Nam có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 nước. Các tổ chức

hữu nghị nhân dân có quan hệ với 1.200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài.

Việt Nam cũng là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn

quốc tế quan trọng. Chúng ta được bạn bè quốc tế tin tưởng, tín nhiệm đề cử đăng cai,

tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn và đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế quan trọng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp

quốc như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 – 2016, 2023 – 2025; Ủy ban Di sản

Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ 2013 – 2017; Hội đồng Kinh tế – Xã hội của Liên hợp

quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 – 2018…

Những thành tựu đã đạt được cũng như thực tiễn sinh động về hoạt động đối

ngoại của Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất để bác bỏ các luận điệu xuyên tạc, phủ

nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại. Từ đó, củng cố sự tin cậy

của các nước đối với Việt Nam; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để

phát triển đất nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét